Thứ tốt từ lợn vừa hạ huyết áp, giảm đường huyết và mỡ máu: Chú ý 3 “Không” để cơ thể trường thọ hơn
Bộ phận này thường bị nhiều người hiểu nhầm rồi đem bỏ, nhưng thực tế lại đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- 18-12-20234 loại rau củ vừa ngon vừa rẻ, nhưng lại là “tổ ký sinh trùng”: Nhiều người thích ăn sống, rước cả Ổ BỆNH mà không hay
- 17-12-2023Người càng “lười” 5 việc này thì càng giảm nguy cơ “đánh thức” tế bào ung thư
- 16-12-2023Một trường Đại học tổ chức Đại nhạc hội hoành tráng kỷ niệm 35 năm: Sinh viên "bùng nổ" đầy ấn tượng
Với việc mức sống được cải thiện, các loại thực phẩm trên bàn ăn của người dân ngày càng trở nên phong phú. Trong số đó, thịt chiếm một khẩu phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều người. Ở nước ta, người tiêu dùng có nhiều sở thích khác nhau về thịt nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là thịt lợn bởi giá cả phải chăng, có nhiều cách chế biến thơm ngon.
Ngoài ra, thịt lợn còn có giá trị dinh dưỡng cao. Nó giàu protein, chất béo, khoáng chất và vitamin, có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Đồng thời, hương vị thơm ngon của thịt lợn có thể kích thích sự thèm ăn của con người, thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu các thực phẩm khác.
Tất nhiên, khi mọi người chú ý hơn đến việc ăn uống lành mạnh, việc ăn thịt lợn cũng cần được kiểm soát hợp lý. Khi chế biến và ăn thịt lợn, bạn cần chú ý nguyên tắc điều độ và ăn kèm với các nguyên liệu khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn
Trước hết, thịt lợn rất giàu protein chất lượng cao. Protein là thành phần cấu trúc, chiếm đến 50% tổng khối lượng thô của tế bào, đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển và sửa chữa tế bào của cơ thể. Hàm lượng protein trong thịt lợn cao, cơ thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng, cung cấp cho cơ thể năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.
Thứ hai, thịt lợn rất giàu vitamin và khoáng chất. Thịt lợn chứa một lượng lớn vitamin B1, B2, B6 và B12, rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất bình thường và sức khỏe hệ thần kinh.
Ngoài ra, thịt lợn còn chứa các khoáng chất như canxi, phốt pho và sắt, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương, quá trình đông máu và hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.
Tuy vậy, trong thịt lợn chứa nhiều chất béo là axit béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, khi ăn thịt lợn bạn cần chú ý ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thứ tốt ở lợn là có thể hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ mỡ máu
Không như nhiều người lầm tưởng, da lợn vốn là một loại thực phẩm giàu chất đạm, bình thường nhiều người cũng rất thích ăn. Tưởng chừng da heo nhiều mỡ nhưng thực chất là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Hàm lượng protein của da lợn gấp 2,5 lần thịt lợn. Có một thành phần đặc biệt gọi là protein glycogen trong da, góp phần thúc đẩy lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Sau khi protein glycogen đi vào cơ thể, giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, kích hoạt hoạt động của insulin, đạt được mục đích ổn định đường huyết và hạ mỡ máu.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo của da lợn cũng tương đối thấp so với thịt lợn. Sau khi đường huyết và lipid máu ổn định, huyết áp tự nhiên sẽ giảm dần.
Vì thế, một số bệnh nhân có huyết áp cao, đường huyết cao có thể ăn một ít da lợn một cách hợp lý dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, da lợn nhiều dầu mỡ nên ăn nhiều không có lợi cho tiêu hóa, dễ tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, các bạn chú ý không nên ăn quá nhiều. Da lợn chỉ là một loại thực phẩm, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp cao, đường huyết cao nên uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ, tránh để tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.
Cách tiêu thụ thịt lành mạnh, chú ý 3 KHÔNG
Để duy trì sức khỏe tốt, sự kết hợp giữa thịt và rau trong chế độ ăn uống là một mắt xích rất quan trọng. Mặc dù ăn chay rất tốt cho cơ thể nhưng việc từ bỏ hoàn toàn thực phẩm không chay cũng gây bất lợi cho việc cân bằng dinh dưỡng.
Vì vậy, trong chế độ ăn uống, chúng ta nên chú ý đến việc kết hợp giữa thịt và rau, không chỉ nạp đủ chất đạm, chất béo mà còn đảm bảo nạp đủ rau, trái cây.
Đặc biệt, khi chọn thịt, chúng ta nên đặc biệt chú ý những điểm sau:
1. Tránh các sản phẩm thịt đã qua chế biến và bảo quản
Các sản phẩm thịt chế biến, bảo quản thường chứa hàm lượng muối và chất bảo quản cao, không tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, vi khuẩn và virus trong các sản phẩm thịt không đảm bảo chất lượng cao cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên chọn thịt tươi, không gây ô nhiễm và tránh các loại thịt đã qua chế biến và các sản phẩm thịt đã qua xử lý.
2. Hạn chế ăn đồ chiên, rán, nướng
Đồ chiên, rán, nướng tuy ngon nhưng thường chứa lượng chất béo và calo cao, tiêu thụ lâu dài dễ dẫn đến béo phì và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, những phương pháp nấu ăn này còn dễ sinh ra chất gây ung thư, có hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta nên lựa chọn những phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp, luộc, hầm…
3. Không để thịt trong tủ lạnh quá lâu
Mặc dù tủ lạnh có thể kéo dài thời gian bảo quản của thịt nhưng để đông lạnh lâu sẽ khiến chất dinh dưỡng trong thịt bị mất đi và mùi vị trở nên tệ hơn. Vì vậy, chúng ta nên mua đúng lượng thịt cần thiết và tiêu thụ trong thời gian ngắn. Nếu cần bảo quản thịt được lâu, bạn có thể chọn cắt thành từng miếng nhỏ, bọc kín trong túi nilon rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.
*Nguồn: Sohu
Phụ nữ số