Toàn cảnh phiên tòa ngày 26/7: Mâu thuẫn trong lời khai của nội bộ nhóm Trần Ngọc Bích
Các bị cáo và người liên quan tiếp tục được xét hỏi về Corebanking, thuê trụ sở, ủy thác đầu tư, nhưng “nóng” hơn cả vẫn là hỏi về vụ mắc kẹt hơn 5.000 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích và thẩm vấn 12 giám đốc “hờ”.
- 25-07-2016Trần Ngọc Bích khai không có giao dịch tín dụng với bị cáo Phạm Công Danh
- 24-07-2016Phạm Công Danh “rút trộm” hơn 5.000 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích, tiền đó chạy đi đâu?
- 22-07-2016Đại diện nhóm Trần Ngọc Bích nói gì về khoản tiền 5.490 tỷ đồng mắc kẹt ở VNCB?
Ngày 26/7, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh có buổi xét xử thứ 6 vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Trong cả ngày, tòa xét hỏi nhóm bị cáo và người liên quan về các khoản tiền bị thất thoát liên quan Đề án khống nâng cấp hệ thống CoreBanking gây thiệt hại 63,2 tỷ đồng; làm hồ sơ khống thuê trụ sở gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và ủy thác đầu tư trái phiếu gây thiệt hại 900 tỷ. Đồng thời, tòa xét cũng hỏi các bị cáo và người liên quan về khoản tiền 5.490 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích đang mắc kẹt tại Ngân hàng Xây dựng.
Về vụ phát hành và ủy thác đầu tư trái phiếu trái phép, bị cáo Mai Hữu Khương, thành viên HĐQT VNCB khai nhận bị cáo có liên quan việc lập hồ sơ ủy thác đầu tư trái phiếu, góp phần giúp bị cáo Danh rút 900 tỷ đồng ra khỏi VNCB.
Bị cáo Nguyễn Quốc Viễn, trưởng Ban kiểm soát VNCB khai rằng các công việc đều là làm theo chỉ đạo của Phạm Công Danh.
Bị cáo Phan Thành Mai trong khi đó lại liên tục với điệp khúc “không biết”, không biết ai chọn An Phát, không biết Trang Phố Núi có làm việc ở Thiên Thanh hay không.
Khi tòa triệu tập ông Tổng giám đốc của Quỹ Lộc Việt để làm rõ thêm vấn đề thì ông Nguyễn Việt Hà không có mặt. Ngày hôm qua, tòa cũng đã cho triệu tập ông Hà nhưng không có mặt. Luật sư của ông Hà cho biết ông Hà đang bị bệnh hiểm nghèo phải điều trị nên không tham dự tòa được.
Trong vụ việc liên quan đến 5.190 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích bị rút mà không có chữ ký tài khoản và 300 tỷ đồng vay không có giấy tờ, hồ sơ tiếp tục xuất hiện thêm nhiều tình tiết đáng chú ý.
Cụ thể, một người của nhóm Trần Ngọc Bích được gọi lên hỏi về khoản tiền giải ngân 300 tỷ đồng để làm gì, vị này trả lời là để đầu tư dự án. Trong khi ngày hôm qua 25/6 tại Tòa, Trần Ngọc Bích khai nhận là để tất toán các khoản vay cũ.
Về phía các bị cáo là người của ngân hàng, bị cáo Hoàng Đình Quyết, phó giám đốc VNCB Sài Gòn, giám đốc VNCB Lam Giang, đồng thời là người làm việc trực tiếp với nhóm Bích tiếp tục khẳng định việc cho vay 5.190 tỷ này là đúng quy định tuy nhiên việc chuyển 5.190 tỷ sang tài khoản ông Phạm Công Danh là có sự đồng thuận của bà Trần Ngọc Bích nhưng không có chữ ký. Một trong những minh chứng là việc cho nợ chứng từ kéo dài từ cuối năm 2012 đến trước thời điểm Quyết bị bắt chứ không chỉ riêng lần đó.
Đề cập đến việc Bích phủ nhận có quan hệ quen biết với ông Danh, Hoàng Đình Quyết cho biết có nhiều chứng cứ cho thấy, bà Bích vẫn yêu cầu bị cáo làm hợp đồng tiền gửi bằng khoản chuyển cho ông Danh, và Hợp đồng tiền gửi của nhóm Bích là hợp đồng doanh nghiệp chứ không phải cá nhân. Ngoài ra, mỗi lần chuyển tiền đều có mặt đầy đủ nhân viên của bị cáo và những người nhóm bà Bích như ông Vũ Anh Tuấn.
Thêm một tình tiết quan trọng, khi Tòa gọi nhóm Trần Ngọc Bích lên xác nhận chữ ký trên một tờ fax được cho là từ Tân Hiệp Phát gửi sang VNCB, người liên quan không nhận họ đã ký, nhưng Bị cáo Khương xác nhận số fax trên bản fax chính xác là từ Tân Hiệp Phát.
Hôm nay tòa cũng hỏi các bị cáo liên quan hoạt động cho vay sai quy định 5.000 tỷ đồng ở VNCB. Các bị cáo là những giám đốc được Danh thuê với mức lương 5 – 10 triệu đồng/tháng chỉ để ký các giấy tờ vay vốn nhằm giúp Danh rút tiền. Nhiều bị cáo ký giấy tờ mà không biết đó là giấy tờ gì. Trong số các giám đốc “hờ” này có người là nhân viên rửa xe, lái xe, cán bộ, bảo vệ của tập đoàn Thiên Thanh, có người tuổi ngoài 50, có người mới chỉ học xong lớp 7 cũng được bổ nhiệm làm giám đốc.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Đại án Phạm Công Danh
Xem tất cả >>- Ngân hàng Xây dựng phải trả gần 70.000 m2 đất cho Bất động sản Phú Mỹ
- Đại án Phạm Công Danh: Lo ngại về các rủi ro không thể dự đoán
- Ngày 27/12, xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm
- Phạm Công Danh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
- Làm rõ trách nhiệm liên quan Hà Văn Thắm trong đại án Ngân hàng Xây dựng