MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trầm cảm ở người cao tuổi là "sát nhân thầm lặng", thần dược hóa giải thực ra rất đơn giản: Chỉ một hành động nhỏ cũng bằng cả vạn liều thuốc bổ

30-11-2021 - 19:50 PM | Sống

Trầm cảm ở người cao tuổi là "sát nhân thầm lặng", thần dược hóa giải thực ra rất đơn giản: Chỉ một hành động nhỏ cũng bằng cả vạn liều thuốc bổ

Trầm cảm được mệnh danh là "sát nhân thầm lặng". Muốn ông bà, cha mẹ khỏe mạnh, con cháu ngoài bồi bổ thông thường còn cần chú ý đến đời sống tinh thần của họ.

Sức khỏe thể chất rất quan trọng đối với người cao tuổi. Bên cạnh đó vấn đề về rối loạn tâm thần như lo âu và trầm cảm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của ông bà, cha me chúng ta.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần của nhóm dân số trên 65 tuổi chiếm 26%. Cả hai cuộc điều tra và khảo sát dịch tễ học cộng đồng quy mô lớn ở Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở những người trên 65 tuổi là khoảng 4,4% và tỷ lệ trầm cảm nặng là 1% đến 5%. Không những vậy, tỷ lệ mắc ở những người từ 70 tuổi trở lên đã tăng gấp đôi.

Những vấn đề tâm lý sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, dẫn đến suy giảm sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do tự tử của người cao tuổi có thể lên tới 25%, trong khi đó ở người trẻ là khoảng 5%.

Vì vậy, các chuyên gia tâm thần kêu gọi người cao tuổi cần chú ý chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, bệnh trầm cảm ở người cao tuổi cần đến sự quan tâm giúp đỡ của con cháu, xã hội và bản thân người mắc bệnh.

"Thủ phạm" gây tăng tỷ lệ mắc bệnh mãn tính và tự tử ở người cao tuổi

Nguyên nhân của bệnh tâm thần vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 nguyên nhân chính khiến người già bị rối loạn tâm thần.

Một là lý do sinh học. Về già, nhiều chức năng sinh lý trong đó có chức năng não bộ ngày càng suy giảm, các bệnh lý ngày càng gia tăng. Số liệu cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ở người cao tuổi trên 65 tuổi là 54%, và hơn 70% người cao tuổi mắc cùng một lúc hai bệnh mãn tính trở lên.

Do mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao và tiểu đường, một số người cao tuổi dễ bị trầm cảm hơn vì họ tự ti và có gánh nặng tinh thần. Các chức năng suy giảm do tuổi tác, như suy giảm thính lực, giảm thị lực cũng có thể khiến tính cách con người thay đổi, dễ dẫn đến trầm cảm ở người già.

Hai là do tính cách. Một số người nhạy cảm và sống nội tâm sẽ thuộc nhóm có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Ngoài ra, khi về già con người có xu hướng suy nghĩ cực đoan, không dễ dàng giao tiếp với người khác, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần.

Thứ ba là yếu tố tâm lý xã hội. Nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ hưu hoặc người bạn đời của họ ra đi sẽ cảm thấy cô đơn hơn. Việc thay đổi môi hoàn cảnh sống khiến những người lớn tuổi bị lạc lõng và khủng hoảng.

Trầm cảm ở người cao tuổi là sát nhân thầm lặng, thần dược hóa giải thực ra rất đơn giản: Chỉ một hành động nhỏ cũng bằng cả vạn liều thuốc bổ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Internet

Việc trải qua những biến cố tiêu cực trong cuộc sống, cùng với sự suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần, sẽ dần dần làm suy yếu khả năng tự chăm sóc bản thân của người cao tuổi. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ, rủi ro tự tử ở người cao tuổi càng cao.

Sự chăm sóc và đồng hành của người thân là liều thuốc tốt nhất

Việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình điều trị bệnh tâm thần. Nếu có thể phát hiện sớm, thì tỷ lệ chữa khỏi là hơn 90%.

Các chuyên gia cho biết, nhiều bệnh nhân trầm cảm có những biểu hiện ẩn, các triệu chứng không được thể hiện rõ ràng. Theo các bác sĩ "thần dược dành cho sức khỏe tâm thần" không ở đâu xa mà nằm ngay trong chính gia đình.

Được quây quần bên cháu con hoặc đơn giản là những lời hỏi thăm từ người thân cũng khiến tình trang của người cao tuổi tốt lên. Bác sĩ cho biết, người già là "những đứa trẻ lớn tuổi" và càng nhiều tuổi, họ sẽ càng dựa dẫm vào con cái nhiều hơn. Có thể nói, đối với người già, sự đồng hành của gia đình là ''thần dược'' hữu hiệu nhất.

Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng con cháu nên quan tâm hơn đến suy nghĩ và tâm trạng của người già để hiểu rõ hơn những gì ông bà, cha mẹ cần nhất. Chỉ cần một vài cử chỉ quan tâm cũng đã có thể khiến người cao tuổi hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng nên dành nhiều thời gian ngồi lại trò chuyện cùng người cao tuổi hơn. Không chỉ trong bữa ăn, mà mọi người cũng cần có những hoạt động giải trí khác ngoài trời như đi du lịch, dã ngoại hay chỉ đơn giản là ra ngoài tập thể dục.

Trầm cảm ở người cao tuổi là sát nhân thầm lặng, thần dược hóa giải thực ra rất đơn giản: Chỉ một hành động nhỏ cũng bằng cả vạn liều thuốc bổ - Ảnh 2.

Hình minh họa. Nguồn: Internet

Các hoạt động gắn kết gia đình giống như liều thuốc giảm đau, có thể giải tỏa những phiền muộn do cô đơn gây ra.

Để ngăn ngừa trầm cảm ở người cao tuổi, bác sĩ cũng khuyến cáo: Đầu tiên, mỗi người cần tự tìm niềm vui trong cuộc sống của mình. Hơn bất cứ ai, chúng ta mới chính là người quyết định niềm vui cuộc sống của chính mình.

Người cao tuổi ngoài gia đình có thể tìm đến các hoạt động xã hội như câu lạc bộ hoặc phát triển thêm sở thích, tự chủ trong cuộc sống và hạn chế lệ thuộc vào người khác. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên vận động nhiều hơn trong phạm vi khả năng, thường xuyên ra nắng, ăn uống điều độ...

Một lần nữa, các chuyên gia nhắc nhở các thành viên trong gia đình nên quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của người cao tuổi, tăng cường kết nối với ông bà cha mẹ. Trầm cảm là căn bệnh thầm lặng nhưng không có nghĩa là "vô phương cứu chữa". Chỉ cần mỗi người dành ra một chút thời gian, gia đình sẽ luôn đầm ấm.

Theo People

Trầm cảm ở người cao tuổi là sát nhân thầm lặng, thần dược hóa giải thực ra rất đơn giản: Chỉ một hành động nhỏ cũng bằng cả vạn liều thuốc bổ - Ảnh 3.

Thùy Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên