"2 siêng 3 lười" này sau tuổi 50 không chỉ giúp trì hoãn lão hóa mà còn kéo dài tuổi thọ: Thực hiện đầy đủ yên tâm sống qua tuổi 70
Lão hoá là quy luật tự nhiên không ai có thể tránh khỏi nhưng chúng ta vẫn có thể trì hoãn quá trình này bằng cách áp dụng '2 siêng 3 lười' sau tuổi 50.
- 04-12-20215 dấu hiệu tuổi thọ ngắn nhìn thấy rõ rệt ngay trên bàn chân: Nếu ai có đủ thì cần thay đổi lối sống ngay từ bây giờ
- 03-12-2021Tuổi thọ của bạn sẽ bị rút ngắn nếu có 4 thói quen này khi thức dậy buổi sáng, nếu không mắc phải thì khả năng trường thọ rất lớn
- 03-12-2021''Bán'' 10-15 phút mỗi ngày để ''mua'' thêm vài năm tuổi thọ, một phi vụ quá hời chẳng ai muốn bỏ qua
Sau 50 tuổi là giai đoạn rủi ro trong cuộc đời mỗi con người. Theo thời gian, chúng ta sẽ dần cảm thấy cơ thể mình già đi nhưng phải chấp nhận vì đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Khi bước sang giai đoạn này, nếu bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào trong số 5 dấu hiệu lão hóa sau, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn vẫn còn trẻ khoẻ.
1. Ăn ít hơn, béo lên nhanh chóng
Ảnh minh hoạ (Nguồn:Internet)
Sau 50 tuổi, quá trình trao đổi chất của con người diễn ra chậm lại, cảm giác thèm ăn của người trung niên và cao tuổi có thể không thay đổi nhiều nhưng ăn ít vẫn có thể tăng cân dễ dàng. Nhiều người nói sau 50 tuổi bụng sẽ ngày càng nhiều mỡ. Điều này có mối quan hệ nhất định đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể con người. Chức năng tiêu hóa bị suy yếu. chất béo và đường ăn vào không kịp chuyển hóa và phân hủy lâu dần sẽ tích tụ trong cơ thể sẽ khiến người bệnh dễ tăng cân.
2. Thấy đau ở khắp người
Ảnh minh hoạ (Nguồn:Internet)
Đây là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ khi bước dần sang tuổi 50. Nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa buồng trứng. Khi cơ thể giảm tiết estrogen sẽ khiến mật độ xương suy giảm, sau đó là đau khớp, khó chịu ở khớp.
Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây loãng xương và nhiều vấn đề nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe. Cơ bắp kém săn chắc, yếu dần đi cũng là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy cơ thể yếu ớt và dễ bị đau nhức.
3. Thường xuyên đi tiểu, tiểu gấp, đi tiêu kém
Chức năng tuyến tiền liệt của nam giới suy giảm và chức năng tiêu hóa bị suy yếu cũng có thể ảnh hưởng đến việc hình thành phân. Khi con người già đi, việc tiểu tiện và đại tiện cũng có thể có dấu hiệu lão hóa. Nam giới dễ mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến, đi tiểu nhiều và gấp, người già thường xuyên bị táo bón.
4. Ngủ ít hơn, giấc ngủ chập chờn
Khi con người già đi, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, ngủ ít, giấc ngủ không sâu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hại cho não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém chính là dấu hiệu tiêu biểu nhất của sự lão hóa ở tuổi trung niên.
Ảnh minh hoạ (Nguồn:Internet)
5. Thính giác và thị lực kém đi
Các cơ quan như mắt và tai cũng có thể bị lão hóa dần. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, thị giác của con người. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi về cả thể chất lẫn tinh thần.
Sau khi tự kiểm tra, nếu bạn không có dấu hiệu nào thì xin chúc mừng. Điều đó chứng tỏ cơ thể bạn vẫn còn trẻ khoẻ. Tuy vậy việc ngăn ngừa lão hóa sớm là việc rất cần thiết, bạn nên thực hiện ngay.
Để giữ gìn sức khỏe dồi dào sau tuổi 50, hãy nhớ "2 siêng và 3 lười" sau
1. '2 siêng'
Sau 50 tuổi, việc siêng năng vận động có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người. Tập những bài tập thể dục thích hợp có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi và hình thành xương; Tập thể dục cũng có thể thúc đẩy tiêu hóa đường tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu và các vấn đề khác.
Ảnh minh hoạ (Nguồn:Internet)
Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên cũng có tác dụng tốt đối với các bệnh mãn tính như tiểu đường và tăng lipid máu. Sau tuổi 50, chăm chỉ vận động chính là cách tốt để giữ gìn sức khỏe.
Bên cạnh tập thể dục, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là phương pháp có lợi cho việc giữ gìn sức khỏe. Phơi nắng có thể làm cho con người cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời giúp tổng hợp vitamin D để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể, bảo vệ độ chắc khỏe của xương, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.
2. '3 lười'
Lười thức khuya có thể giảm thiểu nhiều tác hại đối với cơ thể con người. Sự xuất hiện của các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính không chỉ khiến giới trẻ mê mẩn mà đến người ở tuổi trung niên hay cao tuổi cũng sử dụng chúng trước khi ngủ. Tuy nhiên, thức khuya và nghịch điện thoại trong thời điểm này có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ảnh minh hoạ (Nguồn:Internet)
Lười giận dữ, lười suy nghĩ tiêu cực cũng là giải pháp hiệu quả giúp con người trẻ lâu. Dẫu biết cuộc sống vốn nhiều khó khăn và áp lực thế nhưng việc khiểm soát trạng thái tiêu cực và giữ cho mình thái độ sống lạc quan và cởi mở sẽ phần nào giúp trì hoãn sự lão hóa.
-Lười nóng vội: Sống chậm lại không có nghĩa là bạn đang thụt lùi so với xã hội. Trong cuộc sống này, đôi khi chậm chạm một chút lại mang lại hiểu qua cao. Ví dụ, khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ để giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm tải cho hệ tiêu hoá; Khi tập thể dục thì đừng chọn những bài tâp cường độ cao hay tập gắng sức mà hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khoẻ.
Nhịp sống kinh tế
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"