90% bệnh tật của con người xuất hiện do vấn đề này: Tránh ngay nếu muốn sống thọ, tinh thần phấn chấn
Tuổi thọ của con người đang bị "bòn rút", ảnh hưởng nặng nề bởi một hành động quen thuộc mà nhiều người mắc phải.
- 24-12-2023Thời điểm ăn tối dễ gia tăng đột quỵ nhất trong ngày, làm tuổi thọ bị “đe dọa”, người ngoài 40 tuổi cần “tránh xa”
- 21-12-2023Không phải tập thể dục nhiều, sau 60 tuổi đây mới là 4 thói quen nên làm ngay để sống khỏe, kéo dài tuổi thọ
- 21-12-2023Sau 50 tuổi, đi bộ 10.000-20.000 bước/ngày có thực sự kéo dài tuổi thọ? Bác sĩ thẳng thắn chỉ ra kết quả không ngờ
Ngày nay, khoa học phát triển và không ngừng tìm kiếm những biện pháp để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ con người.
Thế nhưng, bản thân chúng ta đang tự gây hại cho sức khỏe và rút ngắn tuổi thọ của mình bằng nhiều thói quen xấu. Thực tế, khoảng 90% bệnh tật của con người xuất hiện do tinh thần căng thẳng (stress). Đây là trạng thái lo lắng, tiêu cực trước những thách thức, mối đe dọa trong cuộc sống.
Căng thẳng là một trạng thái tâm lý phổ biến, thường gặp. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể kiểm soát cảm xúc để ứng phó sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Căng thẳng là tác nhân gây ra bệnh tật cho con người.
1. Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và não bộ
Tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo thời gian, hormone căng thẳng sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn,… Vì vậy, người bị stress mãn tính dễ mắc các bệnh như cúm và cảm lạnh hơn người bình thường.
Hơn nữa, tình trạng căng thẳng kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương và não bộ. Khi bị stress sẽ làm não thiếu oxy, khiến cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải và suy giảm trí nhớ,…
2. Gây ra các bệnh tim mạch và hệ hô hấp
Căng thẳng cũng gây ra những tác động xấu đến hệ thống hô hấp và tim mạch. Khi con người bị stress, áp lực sẽ có xu hướng thở nhanh hơn để phân phối máu giàu oxy đến toàn bộ cơ thể. Và vì vậy, nếu bạn gặp những vấn đề về hô hấp như hen suyễn thì có thể do trước đó bạn bị căng thẳng.
Bên cạnh đó, khi bị căng thẳng thường xuyên cũng gây sức ép lên tim. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, tăng huyết áp và dễ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh khác.
3. Gây ra các vấn đề tiêu hóa
Cơ thể khi stress sẽ dẫn đến sự tăng vọt của loại hormone căng thẳng, gây tình trạng rối loạn hệ thống tiêu hóa. Chúng ta sẽ bị ợ chua hoặc trào ngược do axit trong dạ dày tăng cao. Ngoài ra, stress cũng dễ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…
4. Làm rối loạn giấc của con người
Rối loạn giấc ngủ là một trong các biểu hiện thường gặp của căng thẳng. Khi bị stress, não bộ của con người sẽ căng lên, khiến cơ thể cảm thấy khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu và dễ tỉnh.
Khi ngủ không đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc kém hiệu quả. Vậy nên, hãy cải thiện sức khỏe, tìm ra những biện pháp ứng phó với căng thẳng, ngủ đủ giấc để khỏe mạnh nhất.
Cách đối phó với căng thẳng, duy trì sự khỏe mạnh để sống khỏe và kéo dài tuổi thọ là:
- Điều chỉnh tâm lý, tăng cường vận động: Đầu tiên để giảm căng thẳng, ta cần học cách điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc để ứng phó với mọi hoàn cảnh. Hơn nữa, đừng để sự giận dữ, bực tức lấn át các cảm xúc khác và khiến chúng ta không sáng suốt khi giải quyết vấn đề. Khi gặp khó khăn, hãy thử tập hít thở sâu, ngồi thiền, hay tập yoga và các phương pháp khác,… để giúp thư giãn tinh thần, bình tĩnh đối mặt với mọi vấn đề.
Ngoài ta, vận động, tập thể dục thể thao cũng là cách giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện sức khỏe. Bởi theo một số nghiên cứu chuyên khoa học, khi cơ thể vận động đúng cách sẽ giúp gia tăng khả năng sản sinh ra các hormone hạnh phúc. Nó có tác dụng làm giảm cảm xúc tồi tệ mà chúng ta đang gặp phải.
- Cải thiện môi trường sống cùng chế độ ăn uống khoa học: Chất lượng môi trường sống cùng giấc ngủ ngon sẽ tác động trực tiếp đến tâm trạng của con người. Nếu chúng ta có một giấc ngủ tốt sẽ không còn thấy stress hay mệt mỏi.
Vậy nên, hãy chăm chút cho môi trường sống, chăm chỉ dọn dẹp và trang trí để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và thư thái hơn. Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn khoa học cũng rất quan trọng để duy trì sự khỏe mạnh và sống thọ hơn. Và một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hãy bổ sung nhiều chất xơ, thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Chia sẻ với mọi người để nhận được giúp đỡ: Tình trạng căng thẳng và mất kiểm soát cảm xúc trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nó khiến bạn bị rối loạn lo âu, trầm cảm,…
Vậy nên, khi thấy bế tắc, không thể đối phó với áp lực, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia. Bởi một cố vấn tâm lý với bề dày kiến thức và kỹ năng sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân căng thẳng, đưa ra lời khuyên vượt qua khó khăn. Ngoài ra, bạn hãy chia sẻ với những người đáng tin cậy xung quanh như người thân, bạn bè để được hỗ trợ.
Đời sống & pháp luật
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"