Không phải tập thể dục nhiều, sau 60 tuổi đây mới là 4 thói quen nên làm ngay để sống khỏe, kéo dài tuổi thọ
Khi cơ thể có những dấu hiệu lão hóa, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính tăng lên là lúc người cao tuổi cần duy trì nhiều thói quen lành mạnh.
- 21-12-2023Đỗ Mỹ Linh xuất hiện với sắc vóc đầy đặn, vẫn được khen "gái một con trông mòn con mắt"
- 21-12-2023Cô gái Thanh Hóa đổi đời nhờ lấy chồng Việt kiều hơn 16 tuổi, sống trong cơ ngơi 2000m2 ở trời Tây
- 21-12-2023Huy động 200 hàng xóm tìm kiếm cậu bé đi lạc, đến khi tìm thấy em nói 1 câu khiến ai cũng nặng lòng nhìn về phía cặp bố mẹ
Sau 60 tuổi nên tập thể dục đúng thay vì tập nhiều
Sau 60 tuổi là lúc cơ thể con người trải qua quá trình lão hóa toàn diện về chức năng các cơ quan và khả năng vận động. Khi đó, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên đáng kể cùng với đó là vấn đề về xương khớp, huyết áp cao, chất lượng giấc ngủ cũng như tăng nguy cơ mắc ung thư do tuổi tác.
Tập thể dục là một phương pháp được nhiều nghiên cứu chứng minh tốt cho sức khỏe, giúp trì hoãn lão hóa. Tuy nhiên đây không phải giải pháp có thể dễ dàng thực hiện mỗi ngày, nhất là với những người có thể lực yếu, đau nhức xương khớp khi bước qua tuổi 60. Bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng Trung Quốc Từ Lại Nhật từng nêu quan điểm "tập thể dục nhiều trước tuổi 40, ít hơn sau tuổi 50 và chỉ nên tập đúng cách ở tuổi 60”.
Vị bác sĩ này nhấn mạnh rằng nên tập thể dục với cường độ vừa phải vì vận động nên được chia theo độ tuổi và giai đoạn. Bác sĩ Từ Lại Nhật nhận định, không nên quá tham lam mà tập luyện nhiều có thể dẫn đến chấn thương, nhất là với những người thời trẻ vốn ít tập thể dục.
Vậy nên các chuyên gia y tế khuyên người sau 60 tuổi nên duy trì tập khoảng 5 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút các bộ môn phù hợp với thể lực như đi bộ,Thái Cực Quyền, yoga, bơi lội…Những bộ môn này được chứng minh an toàn cho người cao tuổi khi thực hiện, có lợi cho tim mạch và xương khớp, giảm căng thẳng, ngăn ngừa bệnh tật từ đó góp phần kéo dài tuổi thọ.
4 thói quen kéo dài tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu từ Viện Karolinska ở Thụy Điển đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Lão khoa, cho thấy những người cao tuổi sống trên 100 tuổi có mức glucose, creatinin và axit uric thấp hơn từ độ tuổi 60 trở đi. Mức creatinin cao có thể chỉ ra các vấn đề về thận và axit uric có liên quan đến tình trạng viêm. Nồng độ glucose (hay lượng đường trong máu) cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Để các chỉ số này thấp hơn sau 60 tuổi, người cao tuổi cần duy trì những thói quen sau:
Ăn ít thịt đỏ, ít muối
Ăn nhiều thịt đỏ dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng thận, tim và gan. Axit uric dư thừa còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, suy tim, gan nhiễm mỡ không do rượu, béo phì, tiểu đường và bệnh gout.
Vậy nên chế độ ăn ít thịt đỏ có thể phòng tránh được tình trạng này, thay ăn nhiều thịt trắng như gà, cá, nạp protein từ thực vật như trứng, các loại hạt tốt cho sức khỏe. Ăn ít muối là cách giảm, nhiều chất xơ là cách mức độ creatinin một cách tự nhiên.
Uống nhiều nước, ăn đa dạng các loại rau quả tươi
Việc ăn nhiều rau quả tươi (trừ những loại củ quả có hàm lượng đường cao) góp phần kiểm soát đường huyết trong máu, phòng tránh tiểu đường và các biến chứng. Trong khi đó uống nhiều nước ít nhất 8 ly nước mỗi ngày giúp thận đào thải axit uric tốt hơn, giảm lượng đường trong máu.
Người sau 60 tuổi có thể sử dụng thêm các loại nước không đường như trà xanh, trà thảo mộc, nước chanh, nước ép quả anh đào,... để vừa hạ đường huyết hiệu quả lại dưỡng thận.
Không thức khuya, giữ chất lượng giấc ngủ tốt
Thức khuya làm thận không được nghỉ ngơi đầy đủ, giảm khả năng trao đổi chất, do đó làm tăng nồng độ axit uric. Thiếu ngủ lâu ngày còn là nguyên nhân gây tổn thương thận ít ai biết. Thức khuya, ngủ ít còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Vậy nên người cao tuổi, nhất là khi bước qua tuổi 60 nên giữ thói quen ngủ sớm dậy sớm, có thể sử dụng nhiều thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ ngon như trà hoa cúc, trái cây, sữa chua, sữa ấm… Theo Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, tiêu thụ dứa, cam và chuối giúp tăng sản xuất melatonin khoảng 2 giờ sau đó, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho giấc ngủ.
Người sau 60 tuổi cũng không nên ăn khuya hay vận động mạnh sát giờ ngủ có thể gây mất ngủ. Bên cạnh đó, giấc ngủ ngon giúp duy trì lượng đường trong máu và cân nặng khỏe mạnh.
Quản lý mức độ căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu do cơ thể tiết ra các hormone như cortisol khiến đường huyết tăng lên. Một số nghiên cứu cho thấy các hoạt được thư giãn làm giảm căng thẳng cũng đồng thời làm giảm lượng đường trong máu. Căng thẳng còn làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể vậy nên người sau 60 tuổi cần quan tâm nhiều hơn đến cả sức khoẻ tinh thần, duy trì các mối quan hệ xã hội tích cực đồng thời sử dụng nhiều phương pháp giải tỏa stress như thiền, yoga,...
Theo Healthline, Toutiao
Phụ nữ số
- Không cần pha mật ong, 2 loại nước này uống vào buổi sáng cũng giúp làm sạch ruột, dưỡng thận, mát gan hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở Việt Nam
- Loại rau rừng kỳ lạ có ở Việt Nam được ví là "nhân sâm châu Á”: Từng không ai quan tâm giờ được mê vì bổ đủ đường
- Một loại củ được ví là "nhân sâm của người nghèo": Bán đầy chợ Việt, giúp giảm cân, sáng mắt và rất nhiều công dụng khác
- Một môn thể thao kéo dài tuổi thọ hơn cả chạy hay bơi nhưng thường bị đánh giá thấp: Có đến 5 lợi ích cho sức khỏe không ngờ đến
- Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng uống sai còn gây hại hơn: Đây là 5 sai lầm cực kỳ tai hại khi uống nước mà nhiều người dễ mắc phải