MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này

24-02-2022 - 13:48 PM | Sống

4 “thói quen lười biếng” và 2 việc nên “siêng năng” để sống lâu hơn. Ảnh: Aboluowang

4 “thói quen lười biếng” và 2 việc nên “siêng năng” để sống lâu hơn. Ảnh: Aboluowang

Trong xã hội ngày nay, mọi thứ đều đang phát triển với tốc độ rất nhanh, chữ “nhanh” đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho cuộc sống, ăn, uống, làm việc... Tất cả đều phải chạy đua với thời gian. Tuy nhiên, cuộc sống cũng phải thuận theo quy luật của tự nhiên, đặc biệt là tuổi già.

Tuổi trẻ nhanh bao nhiêu thì tuổi trung niên cần học cách chậm lại bấy nhiêu nếu không muốn tổn hại sức khỏe. Thậm chí, đôi khi cần cho bản thân "quyền được lười biếng" trong cuộc sống để duy trì sức khỏe. Nhưng lười vận động cũng cần chú ý đến chế độ làm việc khoa học, có trình độ cao và thích hợp, có như vậy lười mới dẫn đến sức khỏe và tuổi thọ.

Trên 50 tuổi, "lười vận động" thực sự có lợi hơn cho việc kéo dài tuổi thọ. Hãy xem hai câu chuyện này.

Đi bộ 20.000 bước mỗi ngày dẫn đến viêm cân gan chân

Dì Lý 52 tuổi, ngày càng già đi và cơ thể ngày một béo lên, điều này khiến dì cảm thấy không hài lòng. Sau khi được nhiều người chỉ cách giảm cân bằng tập thể dục, dì Lý chính thức bắt đầu sự nghiệp đi bộ của mình.

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 1.

Người cao tuổi nên tránh vận động quá nhiều. Ảnh: Aboluowang

Ngày qua ngày, dì đi bộ 20.000 bước mỗi ngày và cảm thấy hài lòng về bản thân, nhưng điều không may đã xảy ra. Trong quá trình khám sức khỏe, dì Lý nói rằng bà bị đau ở lòng bàn chân. Kết quả chụp X-quang cho thấy dì Lý bị viêm cân gan chân do xương bên phải phát triển quá mức.

Chú Triệu, năm nay mới 60 tuổi, đã sống một cuộc sống vô tư sau khi về hưu, vì vậy chú đã chọn một thú vui mà chú thích khi còn trẻ là leo núi. Thoạt nghe, leo núi là môn thể thao có thể tăng cường thể chất nên gia đình cũng rất ủng hộ. Sau 6 tháng leo núi liên tục, chú Triệu gần đây leo núi ngày càng khó khăn hơn, khớp gối cũng đau nhức, khi sờ vào thì phát hiện đầu gối sưng tấy,.Chú vội vàng đến khoa xương khớp của bệnh viện khám.

Trong quá trình kiểm tra tại bệnh viện, thử xương bánh chè, chụp MRI phát hiện tổn thương sụn chêm và tràn dịch khớp, cuối cùng chú Triệu được xác định đã bị tổn thương sụn chêm và viêm bao hoạt dịch.

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 2.

Xét nghiệm thử xương bánh chè. Ảnh: Aboluowang

Phát triển 4 "thói quen lười biếng" sau tuổi 50

Dì Lý và chú Triệu đều phải nhập viện vì tập thể dục quá sức, do đó việc tập luyện cũng cần một lượng vừa phải. Có lẽ 4 "thói quen lười biếng" này chính là bí quyết trường thọ mà con người cần có.

1. "Lười" tập thể dục cường độ cao

Khi tuổi càng cao, các chức năng cơ thể của người già suy giảm nhanh chóng, khả năng vận động không được như khi còn trẻ, do đó các chấn thương do vận động quá sức thường nghiêm trọng hơn so với khi còn trẻ.

Tiến sĩ Tôn Vũ Đông từ Khoa Y học Phục hồi chức năng cho biết, sự cân bằng, ổn định và phối hợp của người cao tuổi suy giảm cùng với sự suy giảm các chức năng thể chất, khiến họ dễ bị trượt ngã trong cuộc sống, gây gãy xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khác nhau.

Trên thực tế, so với tập thể dục, người cao tuổi nên kéo căng thắt lưng nhiều hơn, bởi vì kéo căng có thể làm giãn cơ toàn thân, kích hoạt cột sống và các khớp, có nhiều lợi ích cho cơ thể.

Gợi ý: Người cao tuổi nên học cách "lười vận động" khi tập thể dục, không nên so sánh lượng vận động khi còn trẻ, không chọn phương pháp tập luyện quá cường độ cao. Bạn vẫn có thể đạt được hiệu quả của việc tập thể dục nhờ đi bộ chậm, chạy bộ, Thái Cực Quyền, thiền và các phương pháp khác.

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 3.

Người cao tuổi nên kéo căng thắt lưng để làm giãn cơ toàn thân. Ảnh: Aboluowang

2. Để dạ dày được "lười biếng"

Như đã nói ở trên, thể chất của người cao tuổi suy giảm, khả năng tiêu hóa cũng sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, một số người cao tuổi bị răng miệng, mất răng ảnh hưởng đến việc ăn nhai, thức ăn đưa vào dạ dày không được nhai kỹ sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Dưới tác động tiêu cực kép của chế độ ăn uống và tiêu hóa, dạ dày sẽ dần trở nên quá tải.

Gợi ý: Người cao tuổi nên có thời lượng mỗi bữa ba bữa hàng ngày không dưới 25 phút, nhai chậm nhai kỹ 20 lần thức ăn sẽ dễ tiêu hóa hơn. Tất nhiên, nếu bạn có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên là tốt nhất đối với dạ dày. Về lựa chọn thực phẩm, cố gắng tránh các loại thực phẩm thô ráp và gây khó chịu, và sử dụng các thành phần dễ tiêu hóa, chẳng hạn như rau và ngũ cốc tinh chế.

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 4.

Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên là tốt nhất đối với dạ dày. Ảnh: Aboluowang

3. "Lười" cố chấp

Nhiều người khi về già sẽ trở nên bướng bỉnh, có lòng tự trọng cao, thiếu kiên nhẫn và cố chấp hơn trong một số việc. Thực ra tâm lý này không ảnh hưởng đến người khác, nhưng làm tăng nguy cơ tiềm ẩn của chính họ.

Khi cơ thể con người bị kích động và phản ứng quá mức sẽ làm cho các cơ toàn thân căng thẳng, tinh thần căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hơn nữa không quan sát kỹ ngoại cảnh dưới trạng thái kích động tinh thần cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và dẫn đến các rủi ro tai nạn, chẳng hạn như: ngã, trượt, v.v.

Gợi ý: Người trung niên và cao tuổi nên học cách bình tĩnh, tận hưởng niềm vui và vẻ đẹp của cuộc sống, tập trung nhiều hơn vào sở thích và tương tác với bạn cũ, điều này có thể hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của họ trong những năm tháng sau này.

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 5.

Người trung niên và cao tuổi nên học cách bình tĩnh, tận hưởng niềm vui và vẻ đẹp của cuộc sống. Ảnh: Aboluowang

4. "Lười" lo lắng

Một trong những câu nói thường thấy của người cao tuổi Trung Quốc lúc rảnh rỗi là: "Đời này là đời phải lo". Khi đến tuổi trung niên, con người ta vất vả lo cho con cái, khi về già cũng lo toan nhiều về con cái của họ. Căng thẳng thực sự có hại cho sức khỏe của bạn.

Hậu quả là người cao tuổi bị mất ngủ, trầm cảm, hay mơ màng và những phiền toái khác, trường hợp nặng sẽ tiến triển thành rối loạn cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng nói là người cao tuổi cũng sẽ cảm thấy cô đơn về tinh thần khi đối mặt với chính sự lão hóa, điều này có thể gây ra tác động kép khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh tâm thần hơn.

Gợi ý: Người cao tuổi nên thư giãn đầu óc, không nên suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều, tốt nhất nên hồi tâm chuyển ý khi về già. Nên thường xuyên tham gia các hoạt động như khiêu vũ, đánh cờ, du lịch, chụp ảnh để làm phong phú thêm cuộc sống và giải tỏa căng thẳng tinh thần.

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 6.

Người cao tuổi nên thư giãn đầu óc, không nên suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều. Ảnh: Aboluowang

Người trung niên và người cao tuổi nên biết khi nào nên "lười biếng", và đừng chậm trễ hai việc khi nên "siêng năng"!

"Lười" để có thân hình đẹp là điều tốt, nhưng đôi khi lười quá cũng không phải là điều tốt, điều cốt yếu là giữ thăng bằng. Đừng siêng khi nên lười, và hãy làm tốt hai điều này khi bạn nên siêng năng!

1. Kiểm tra cơ thể của bạn thường xuyên

Người cao tuổi thể chất giảm sút, dễ mắc bệnh tật, trong cuộc sống nên học cách quan sát các triệu chứng của bản thân, nếu có bất thường thì nên đi khám và điều trị kịp thời để phòng tránh sớm 3 bệnh này:

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 7.

Học cách quan sát các triệu chứng của bản thân, nếu có bất thường thì nên đi khám và điều trị kịp thời. Ảnh: Aboluowang

COPD: Dữ liệu y tế cho thấy có hơn 600 triệu bệnh nhân COPD trên toàn thế giới. Người già trên 60 tuổi thường cảm thấy khó thở và các triệu chứng khác trong sinh hoạt, vì vậy cần chú ý thường xuyên kiểm tra chức năng tim phổi. Ngoài ra, những người nghiện thuốc lá lâu năm cũng cần khám thêm một lần nữa dấu hiệu khối u đường hô hấp.

Loãng xương: Nguyên bào xương ở người cao tuổi nhỏ hơn tế bào hủy xương. Loãng xương là bệnh người già thường gặp nhất, người già trên 60 tuổi về hưu nên kiểm tra mật độ xương hàng năm, sau 50 tuổi sẽ có xuất hiện các triệu chứng đau dai dẳng ở xương chậu, lưng dưới nên được kiểm tra trước.

Các bệnh tim mạch và mạch máu não: Theo số liệu điều tra y tế, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não là cao nhất ở người cao tuổi, bao gồm nam giới sau 60 tuổi và nữ giới sau 65 tuổi.

Vì vậy, khi đã đủ tiêu chuẩn tuổi, nếu người cao tuổi có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt cần lưu ý đi khám não định kỳ, có thể lựa chọn phương pháp siêu âm mạch máu não, chụp CT, MRI não tùy theo điều kiện kinh tế.

2. Làm sạch thường xuyên

Da của người già xấu đi, khả năng miễn dịch suy giảm, bề mặt cơ thể dễ có mùi khác nhau do sự tích tụ của vi sinh vật và ảnh hưởng của bệnh tật.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y học đã khẳng định rằng các chất như diacetyl và 2-nonenal trong cơ thể người cũng có thể tạo ra mùi, tạo thành thứ thường được gọi là "mùi người già". Hai thứ chồng lên nhau khiến người già dễ bị mùi.

Vì vậy, người cao tuổi học cách chăm sóc da, giữ gìn sức khỏe, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày có thể đánh bay mùi hôi của người già.

Kinh nghiệm của dì Lý và chú Triệu cho mọi người biết rằng người cao tuổi nên tập thể dục vừa phải, không nên ganh đua, không quá cố chấp trong mọi việc. Tuy nhiên, bạn có thể quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe, học cách quan sát bản thân để phát hiện sớm các tình trạng bệnh, phòng bệnh là cách tốt nhất để mọi người bảo vệ sức khỏe của mình!

*Theo: Aboluowang

Duy trì 4 LƯỜI và 2 SIÊNG: Sống lâu hơn sau 50 tuổi phụ thuộc cả vào những thói quen này - Ảnh 8.
https://cafef.vn/duy-tri-4-luoi-va-2-sieng-song-lau-hon-sau-50-tuoi-phu-thuoc-ca-vao-nhung-thoi-quen-nay-20220216092721018.chn

Thùy Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên