KTS Nguyễn Văn Thu: Vật liệu là thứ kết nối chúng ta gần hơn với bản chất của tự nhiên
Một căn nhà gần gũi với thiên nhiên không nhất thiết phải có nhiều cây xanh, nhưng một căn nhà có cây xanh đưa chúng ta đến gần với tự nhiên hơn.
- 24-10-2023KTS Lê Quang Thạch: "Tôi xem việc thiết kế một cái ghế cũng quan trọng như thiết kế một toà nhà"
- 24-10-2023KTS “căng não” thiết kế dãy phòng trọ có lối thoát hiểm, thông gió trời: 4 tháng quay lại thấy kết quả bất ngờ!
- 19-10-2023KTS Đoàn Bằng Giang: “Làm kiến trúc sư để trở nên giàu có, thì cần xem lại có đúng là làm kiến trúc hay không”
Founder và Kiến trúc sư trưởng văn phòng HGAA Architects.
Dezeen Awards 2021
Giải Kiến trúc xanh Việt Nam 2020
Ashui Award 2019 - TOP 10 Kiến trúc sư của năm
Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2018
Theo anh, một căn nhà gần gũi với thiên nhiên có nhất thiết phải nhiều cây xanh?
Một căn nhà gần gũi với thiên nhiên không nhất thiết phải có nhiều cây xanh, nhưng một căn nhà có cây xanh giúp đưa chúng ta đến gần với tự nhiên hơn. Nơi nào mà cây xanh có thể sinh trưởng là nơi đó có đủ nắng, mưa, gió, không khí, độ ẩm… và đó cũng là những yếu tố tự nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người. Tùy vào từng điều kiện không gian cụ thể, ta có thể lựa chọn chủng loại và số lượng cây xanh phù hợp để bố trí trong không gian sống của chúng ta thêm phong phú và mang lại cảm giác thư giãn, gần gũi với thiên nhiên.
Ví dụ, ở không gian chung cư, chúng ta có thể trồng cây ở ban công và cảm nhận thiên nhiên qua những ô cửa. Còn khi chúng ta xây nhà trên mặt đất, ta có thể bố trí cây xanh xen kẽ vào các không gian ở, để tạo cảm giác thiên nhiên hiện diện trong đời sống. Việc này có thể tuỳ vào diện tích và nhu cầu của từng gia chủ. Nhưng điều tiên quyết là các không gian nên được bố trí cân bằng.
Làm thế nào để kết nối con người - thiên nhiên trong không gian sống, thông qua ngôn ngữ của vật liệu và thiết kế nội thất?
Việc đầu tiên là phải thiết kế không gian hài hoà và cân bằng. Cân bằng giữa không gian ở và không gian thiên nhiên, hài hoà trong việc bố trí đồ đạc và màu sắc. Việc cân bằng giữa vật chất và tinh thần sẽ đem lại cho chúng ta cảm giác an yên và tĩnh tại. Sau đó mới đến việc sử dụng vật liệu. Vật liệu sử dụng cần mang lại cảm giác tự nhiên, làm cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên bằng các giác quan. Ví dụ khi sử dụng gỗ, chúng ta cần cảm nhận được vẻ đẹp của gỗ, cảm nhận được từng vân gỗ, màu sắc tự nhiên của gỗ, thậm chí kể cả giá trị thời gian trên các đồ vật bằng gỗ. Do vậy chúng ta không nên đánh bóng, sơn màu khác lên gỗ.
Một ví dụ điển hình khác là chất liệu đá. Chúng ta sử dụng đá cần cảm nhận được vẻ đẹp của chúng, màu sắc, bề mặt láng mịn hay thô nhám của từng loại đá. Từ đó khi chúng ta sử dụng các loại vật liệu khác như gạch đá, bê tông, kính, cây xanh…Chúng ta cũng nên tôn trọng vẻ đẹp và bản chất của từng vật liệu. Từ đó, chính vật liệu sẽ là thứ kết nối chúng ta với bản chất của tự nhiên một cách gắn kết hơn. Ngoài ra, không khí, âm thanh, ánh sáng, nắng, mưa, gió….cũng là những vật liệu tự nhiên không thể thiếu để tạo nên một không gian sống tươi xanh và an lành.
Nhắc đến phong cách thiết kế gần gũi với thiên nhiên, đa phần thường nghĩ đến các chất liệu từ gỗ, với tông màu thô mộc… Vậy làm thế nào để nâng tầm không gian sống khi sử dụng những vật liệu quen thuộc như vậy?
Việc này tuỳ thuộc và quan điểm và giá trị nhân sinh quan của từng người. Có người cho rằng những giá trị vật chất như vật liệu, đồ đạc đắt tiền mới là những thứ có giá trị. Nhưng có những người lại cho rằng những giá trị tinh thần như không khí trong lành, gió, nắng, mưa… biết cảm nhận và tôn trọng vẻ đẹp của tự nhiên mới là những thứ thật sự có giá trị.
Chúng tôi thì có quan điểm là chúng ta nên cân bằng giữa các yếu tố, vật chất và tinh thần, con người và thiên nhiên. Ngoài ra bằng các thủ pháp kiến trúc và nghệ thuật, chúng ta có thể biến các vật liệu đơn giản, thô mộc trở nên toả sáng và có nhiều giá trị thẩm mỹ lẫn sử dụng trong cuộc sống mà chúng ta chưa khám phá hết.
Gia chủ nên chú ý những gì để tạo điểm nhấn cá nhân trong không gian sống, khi những phong cách thiết kế gần gũi với thiên nhiên, wabi-sabi thường dễ tạo cảm giác trùng lặp?
Theo tôi, điểm nhấn quan trọng nhất trong không gian sống là con người, không gian sống cần tôn vinh được giá trị và vẻ đẹp của chính chủ nhân trong không gian đó. Con người sống trong không gian đó cần phải trở nên đẹp hơn, thoải mái hơn, có thể tìm lại bản thân trong chính ngôi nhà của mình. Do đó không gian sống chỉ đóng vai trò làm nền và phục vụ cho người sử dụng. Ngoài ra chúng ta nên tập trung vào những thứ cần thiết nhất mà chúng ta sử dụng hàng ngày, như bộ sofa, bàn ăn, chiếc giường ngủ, bàn làm việc, không gian xanh….là những điểm nhấn quan trọng cần được chú trọng. Mỗi không gian đều được nghiên cứu kỹ và thiết kế hài hoà, phù hợp với từng bối cảnh sẽ tự nhiên tạo nên các điểm khác biệt. Chúng ta không cần tìm kiếm sự khác biệt.
Phụ nữ mới
Sự kiện: Architalks
Xem tất cả >>- KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền: Làm thiết kế cảnh quan như cho khách đeo đồng hồ Rolex, phải tiếp cận với người nhiều tiền mới sống được với nghề
- KTS Phạm Anh Tuấn: “View triệu đô” của ngôi nhà không nhất thiết phải đắt tiền, vài trăm nghìn vẫn có được
- Tự bỏ 1 tỷ đồng làm nhà ở cộng đồng khi mới ra trường, xây hàng trăm trường học vùng cao, nhà ở cho người nghèo, KTS. Hoàng Thúc Hào: “Tôi thấy bản thân trong sáng hơn”
- KTS Lê Quang Thạch: "Tôi xem việc thiết kế một cái ghế cũng quan trọng như thiết kế một toà nhà"
- KTS Chi Mai: Đưa nét mơ màng của người xứ Huế vào thiết kế, thừa nhận chinh phục khách hàng ‘người thân’ là khó nhất!