MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Món đồ uống "đánh bại" Kombucha, được hội chị em Việt rủ nhau làm tại nhà hè năm nay: Giúp hạ đường huyết, tốt cho xương khớp, nhưng có 2 nhóm người tránh dùng!

18-06-2024 - 18:30 PM | Sống

Thức uống này giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng.

Trào lưu làm sữa Kefir chiếm sóng mạng xã hội, "đánh bại" Kombucha

Cách đây vài năm, trào lưu "nuôi" Kombucha tại nhà vô cùng phổ biến trong cộng đồng nội trợ Việt. Tuy nhiên thời gian gần đây, sữa chua Kefir là thức uống đang ngày càng "chiếm sóng".

Trên mạng xã hội Facebook, có nhiều hội nhóm từ 20 nghìn đến 60 nghìn thành viên được lập nên để chia sẻ các thông tin về Kefir, nội dung bài đăng đa dạng từ lợi ích khi sử dụng đều đặn, cho đến cách nuôi dưỡng, bảo quản Kefir...

Một facebooker tên là H.T viết trên một group gần 60 nghìn thành viên như sau: "Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn hãy sử dụng sữa chua nấm Kefir hàng ngày nha. Làm sữa chua cực kỳ đơn giản, chỉ cần thả con nấm vào sữa tươi không đường, chờ lên men từ 8-24h ở nhiệt độ phòng, là bạn đã có cốc sữa chua vô cùng sánh mịn và thơm ngon".

Món đồ uống
Món đồ uống

Thời gian gần đây, sữa chua Kefir là thức uống đang ngày càng "chiếm sóng".

Kefir là một loại nấm lên men. Một số tên gọi khác của loại nấm này như nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết liên, nấm sữa kefir... Đây là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ẩm lactic, chúng cũng vừa lên men rượu nhờ nấm men. Nó tương tự như sữa chua nhưng có độ loãng hơn nên thích hợp để uống.

Độ dài của thời gian lên men quyết định hương vị. Kefir là một nguồn cung cấp canxi dồi dào và rất giàu vi khuẩn sinh học hỗ trợ đường ruột. Nhờ sự phát triển của công nghiệp mà nấm kefir được phổ biến đi khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Kefir đem lại lợi ích gì đến sức khỏe?

1. Duy trì xương chắc khỏe

Có xương chắc khỏe là điều cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày, đặc biệt là khi càng nhiều tuổi thì chúng ta càng bị mất khối lượng xương.

Một ly Kefir chứa các chất dinh dưỡng bạn cần để xây dựng và phục hồi xương, bao gồm:

- Canxi: Khoáng chất thiết yếu này giúp xương cứng chắc. Vì cơ thể chúng ta không thể sản xuất ra nó nên việc bổ sung đủ chất này qua chế độ ăn uống là điều cần thiết. 

- Vitamin D: Bạn không thể hấp thụ canxi mà không có vitamin D. Vì vậy, vitamin này rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. 

- Phốt pho: Khoáng chất này có nhiều trong chế độ ăn của hầu hết mọi người và phối hợp cùng với canxi để tạo xương. 

- Magiê: Là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương, magie giúp xương chắc khỏe hơn.

- Vitamin K: Được tìm thấy trong Kefir sữa nguyên chất, vitamin K có liên quan đến nhiều quá trình của xương.

2d47ca6ea4c007d51cba2c931e783a87.jpg

Hình minh họa.

2. Giữ cơ bắp khỏe mạnh

Mặc dù Kefir không có nhiều protein như sữa chua Hy Lạp nhưng nó còn giàu khoáng chất này hơn cả trứng gà. Ngoài ra, nó cũng chứa magiê - chất quan trọng cho sự chuyển động của cơ bắp.  

3. Giúp quản lý lượng đường trong máu

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể bạn không thể xử lý glucose (đường trong máu) một cách hiệu quả. Kefir có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hoặc giảm mức đường huyết. Một nghiên cứu trên những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy uống 20 ounce (gần 600ml) Kefir mỗi ngày giúp kiểm soát lượng glucose.

4. Tăng cường sức khỏe đường ruột

Đường tiêu hóa của bạn là nơi sinh sống của cả một thế giới vi sinh vật (microbiome) bao gồm vi khuẩn, nấm và vi rút. Trong đó, có cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn xấu. Nếu vi khuẩn xấu bắt đầu nhân lên và lây lan, nó sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật, gây ra: đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy...

Món đồ uống
Món đồ uống

Hình minh họa.

Kefir chứa khoảng 12 chủng probiotic hoạt động. Khi bạn ăn thực phẩm giàu men vi sinh và postbiotic như Kefir, nó sẽ bổ sung thêm nhiều vi khuẩn tốt cho đường ruột của bạn. Chúng kiểm soát vi khuẩn có hại và hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Kefir tốt nhưng ai không nên dùng?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Pacheco có trụ sở tại Boston (Anh): 

- Kefir truyền thống thường có nguồn gốc từ sữa, vì vậy bất kỳ ai bị dị ứng với sữa nên tránh dùng Kefir. Nếu bạn không dung nạp tốt sữa hoặc theo chế độ ăn thuần chay, thì có những lựa chọn Kefir không sữa, thường được gọi là kefir nước.

- Do Kefir chứa các vi khuẩn sống nên nó có thể không phù hợp với phụ nữ đang mang thai.

- Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, mắc bệnh mãn tính cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Theo Bảo Nam

Tổ Quốc

Trở lên trên