Quy luật "4-4" sau khi thức dậy mà người có đường huyết cao phải nhớ: Thực hiện đúng đủ đường huyết nhanh chóng ổn định, không sợ tiểu đường "gõ cửa"
Đường huyết tăng nhanh kéo theo nhiều rủi ro cho sức khỏe, áp dụng quy tắc 4 - 4 này sẽ giúp ổn đình đường huyết, không lo bệnh tiểu đường.
- 15-01-2022Nhìn đờm "đoán bệnh": 5 màu sắc của đờm "tiết lộ" phổi lâm nguy, biết sớm khám ngay thì tuổi thọ được kéo dài, chẳng sợ tử thần gõ cửa
- 14-01-2022Tại sao người châu Á chỉ có 204 chiếc xương trong khi người Châu Âu và Châu Mỹ có đến 206 chiếc? Hóa ra 2 mảnh ghép còn lại đã biến mất vì lý do này
- 13-01-2022Bài tập ‘ngồi xổm dựa lưng vào tường’ cho khớp gối thời gian càng lâu càng tốt? Động tác đơn giản nhưng cần thực hiện đúng nếu không đầu gối sẽ ‘phế’
Lượng đường trong máu, hay còn gọi là đường huyết là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng cơ thể. Dựa vào đó, chúng ta có thể đoán bệnh. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, đường huyết lúc đói thường dưới 99 mg/dL, còn đối với người bị đái tháo thường, lượng đường huyết cần được giữ ở mức 70-130 mg/dL trước khi ăn và 180 mg/dL sau khi ăn no.
Đối với người bị đái tháo thường, lượng đường huyết cần được giữ ở mức 70-130 mg/dL trước khi ăn và 180 mg/dL sau khi ăn no.(Ảnh:Internet)
Đường huyết quá cao có thể gây giảm thị lực, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, sốc nhiễm trùng, tăng đường huyết và hội chứng hyperosmolar…Ngược lại, khi đường huyết quá thấp có thể gây chóng mặt, tức ngực, hồi hộp và yếu chân tay. Vì vậy, nhiều người cố gắng giữ đường huyết ổn định bằng cách nỗ lực ăn kiêng, bấm bụng ngó lơ những món ăn vặt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thói quen sau khi ngủ dậy cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm cho đường huyết.
Đối với những người có đường huyết cao, cần ghi nhớ quy tắc 4 - 4. Quy tắc này chính là những điều nên và không nên sau khi ngủ dậy giúp t
ránh tình trạng đường huyết lên xuống thất thường."4 nên"
1. Đo đường huyết khi bụng đói
Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đo lượng đường trong máu lúc bụng đói sau khi thức dậy vào buổi sáng, vì đường huyết sau khi ăn sẽ có xu hướng tăng lên nên không thể phản ánh chính xác tình hình máu của cơ thể. Rèn luyện thói quen ghi lại lượng đường trong máu sau khi thức dậy mỗi ngày sẽ có lợi cho việc phát hiện sớm những mầm bệnh liên quan đến đường huyết trong cơ thể.
2. Uống nhiều nước ấm
Sau một đêm ngủ dậy, cơ thể thiếu nước sẽ dễ dàng làm tăng độ nhớt của máu. Do đó, uống một cốc nước ấm khi ngủ dậy sẽ giúp làm loãng máu và giảm lượng đường trong máu một cách hợp lý.
3. Ăn sáng bằng ngũ cốc
Người có đường huyết cao nên ăn sáng đơn giản hơn với một số loại ngũ cốc như: ngô, lúa mì đen, bột yến mạch...(Ảnh :Internet)
Ngày nay, đời sống ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu ăn uống của con người không chỉ dừng ở mức đủ no mà còn phải ngon miệng và bắt mắt. Tuy nhiên, bữa ăn ngon không có nghĩa là tốt và có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thay vì la cà hàng quán, bạn nên ăn đơn giản hơn với một số loại ngũ cốc như: ngô, lúa mì đen, bột yến mạch,... Không nên ăn khoai lang tím, bánh mì nướng, bột chiên xù, hay cơm trắng mà mọi người vẫn thường ăn vì sẽ chứa nhiều tinh bột và đường hơn, điều này có thể làm tăng đường huyết của bạn.
4. Bổ sung thêm rau và trái cây
Rau chứa nhiều loại vitamin chống oxy hóa, có khả năng làm giảm chỉ số đường huyết. Bữa ăn sau khi ngủ dậy cũng nên chú ý bổ sung các loại rau và trái cây như dưa, hành, xà lách hoặc cà tím. Những loại thực phẩm này vừa có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, vừa bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
"4 Không nên"
4 "Không nên" sau khi thức dậy
1. Không dụi mắt mạnh
Đối với những người có đường huyết không ổn định, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường, sức chứa của mao mạch vốn đã thấp, dụi mắt mạnh có thể khiến mạch máu trong mắt bị vỡ và gây ra hàng loạt bệnh về mắt. Vì vậy, chúng ta nên tập thói quen đi ngủ sớm để mắt không bị mỏi, đồng thời tập bỏ thói quen dụi mắt.
2. Đừng vội đứng dậy
Ngồi hoặc đứng dậy nhanh sau khi ngủ dậy là một hành động rất nguy hiểm. Khi chìm vào giấc ngủ, các bộ phận khác nhau của cơ thể cũng ở chế độ ngủ, tốc độ lưu thông máu bị chậm lại. Cơ thể cần một ít thời gian để "khởi động" và thức giấc vào buổi sáng hôm sau.
Nếu đột ngột đứng lên lúc này, máu trên đầu không lưu thông kịp, rất dễ gây chóng mặt, thiếu oxy và các triệu chứng khác. Hành động này rất có hại đối với người có đường huyết không ổn định.
3. Không nên tắm ngay sau khi ngủ dậy
Tắm ngay sau khi ngủ có thể khiến bạn đứng không vững, thậm chí là ngất xỉu. (Ảnh:internet)
Bên cạnh việc tránh bật dậy đột ngột, cần tránh cả việc tắm ngay sau khi ngủ dậy. Lượng đường trong máu quá thấp sẽ khiến cơ thể thiếu động năng, trong quá trình tắm có thể không đứng vững, thậm chí ngất xỉu. Nếu thực sự phải tắm thì có thể ăn một vài món nhẹ trước để nạp năng lượng cũng như để cơ thể thực sự "tỉnh táo", mọi hoạt động sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
4. Không tập thể dục khi bụng đói
Bụng sẽ thường đói sau một giấc ngủ dài, đây cũng chính là thời điểm đường huyết trong cơ thể xuống thấp nhất trong ngày. Nếu đi tập thể dục, vận động mạnh sẽ rất dễ gây hạ đường huyết khiến người mệt mỏi, bủn rủn tay chân, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt.
Tập thể dục là để cơ thể khỏe mạnh nhưng tập vào lúc này sẽ gây phản tác dụng, đặc biệt là với người có đường huyết cao. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi tập thể dục, tốt nhất bạn nên ăn một hoặc hai giờ trước khi tập luyện.
(Theo 163.com)
Nhịp sống kinh tế
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường