TVC áp dụng mô hình HĐQT độc lập
Mô hình HĐQT độc lập có Uỷ ban kiểm toán là tiểu ban trực thuộc HĐQT, có tính độc lập cao, quản lý trực tiếp bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty, thực hiện chức năng giám sát HĐQT và Ban Tổng giám đốc.
Ngày 14/4/2017, công ty Cổ phần Quản lý Đầu tư Trí Việt (TVC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017 và thông qua nhiều quyết nghị quan trọng. Trong đó, nổi bật nhất là việc áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp mới, với Hội đồng quản trị (HĐQT) có đa số là các thành viên độc lập.
Trước đây, TVC áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp truyền thống với Ban Kiểm soát thực hiện vai trò giám sát. Mô hình này được các doanh nghiệp Việt Nam triển khai từ nhiều năm qua nhưng trong quá trình vận hành, có không ít những bất cập. Cụ thể, với HĐQT gồm các thành viên có lợi ích chiếm đa số, quá trình triển khai các nghị quyết không có công cụ để giám sát khi mà vai trò giám sát được trao cho Ban kiểm soát. Điều này dẫn đến tình trạng các nghị quyết được ban hành và đi vào triển khai rồi sau đó mới được giám sát nên hoàn toàn có khả năng phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn (nếu có) hoặc nghị quyết đúng nhưng quá trình triển khai lại mắc những sai sót.
Những bất cập kể trên của mô hình quản trị doanh nghiệp cũ gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ. Chính vì thế, trong nỗ lực hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông, ông Phạm Thanh Tùng – Chủ tịch HĐQT của TVC nhận thấy cần thiết phải áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến hơn, hiện đang được các tập đoàn lớn trên thế giới triển khai thành công. Đó là mô hình quản trị doanh nghiệp với HĐQT có đa số là các thành viên độc lập.
Ở mô hình HĐQT có đa số là các thành viên độc lập, HĐQT có thể giám sát nhau trước khi nghị quyết được ban hành (giám sát tại chỗ). Các thành viên HĐQT độc lập có công cụ để giám sát hoạt động của công ty thông qua Kiểm toán nội bộ và Kiểm soát nội bộ. Thành viên HĐQT độc lập là người không có quan hệ “lợi ích riêng tư” trong công ty, nên sẽ đưa ra những ý kiến khách quan nhằm bảo vệ lợi ích tổng thể của công ty, chứ không vì lợi ích riêng của một hoặc một nhóm người. Nhờ vị thế khách quan này mà HĐQT tránh được những quyết định mang tính “thiên vị” hoặc “có ý đồ”, có thể gây xung đột lợi ích trong cổ đông, và đôi khi, trong chính nội bộ HĐQT.
Mô hình quản trị mới mà TVC áp dụng
Mô hình HĐQT độc lập có Uỷ ban kiểm toán là tiểu ban trực thuộc HĐQT, có tính độc lập cao, quản lý trực tiếp bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty, thực hiện chức năng giám sát HĐQT và Ban Tổng giám đốc.
Với riêng mô hình và định hướng phát triển trở thành Tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực (tài chính, chứng khoán – với công ty con là Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt, bất động sản,…) trong tương lai gần của TVC, ông Phạm Thanh Tùng – Chủ tịch HĐQT cũng đề xuất và được ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 chấp thuận thành lập thêm 1 tiểu ban trực thuộc HĐQT độc lập là tiểu ban Pháp luật, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của TVC luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
Từ cuối năm 2016, Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (TVB) là công ty con của TVC đã triển khai mô hình HĐQT độc lập, trong đó có 2/5 thành viên HĐQT hoạt động độc lập, chủ tịch HĐQT là thành viên HĐQT độc lập.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- ĐHCĐ Đạt Phương: Dự kiến niêm yết HOSE trong tháng 5, doanh thu 2019 có thể tăng 50-60%
- ĐHĐCĐ Searefico: Quyết tâm bước ra khỏi vùng an toàn khi thị trường cung cấp 83% doanh thu đang bị đe dọa
- Lãi đậm năm 2017, Mía đường Sơn La vẫn dè dặt đặt mục tiêu lãi sau thuế năm 2018 giảm 66% so với cùng kỳ
- Cổ đông Cao su Quảng Nam bất ngờ đề nghị hủy niêm yết tự nguyện, chuyển sang giao dịch trên UpCOM
- Cao su Quảng Nam (VHG): Mục tiêu lỗ 200 tỷ đồng năm 2017, thoái vốn tại Công nghiệp Cao su Quảng Nam xuống dưới 35%