Người trên 60 tuổi nếu không ngủ đủ sẽ dẫn đến 4 hậu quả nặng nề, ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm là tốt nhất?
Chất lượng giấc ngủ kém có thể dẫn đến một số vấn đề về tinh thần và thể chất khi chúng ta già đi.
- 22-10-2021Vì sao một số người già vẫn vô cùng minh mẫn?
- 18-10-2021Đại dịch đến và cướp đi của bạn tiền bạc và sức khỏe, nhưng nếu còn có đủ bố mẹ, nghĩa là bạn vẫn giàu có lắm!
- 18-10-2021Khi cha ở tuổi xế chiều phải vào phòng phẫu thuật, cả gia đình đứng ngồi không yên, tôi mới nhận ra, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tuyệt đối không được lơ là
- 18-10-2021"Sống khoẻ - Quà tặng cháu con": Không gian đem tới kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bổ ích, được cố vấn chuyên môn trực tiếp từ bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Bạn có biết rằng, khoa học vẫn luôn chứng minh rằng người lớn tuổi nếu ngủ đủ giấc đều đặn hàng đêm sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với người trẻ. Một nghiên cứu với sự tham gia của khoảng 2.000 người lớn tuổi (54-93 tuổi) được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã phát hiện ra rằng những người trưởng thành ngủ không đủ giấc dường như có nhiều khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất như thừa cân, huyết áp cao và lượng đường trong máu cao hơn.
Thời lượng ngủ tối ưu để giữ cho bộ não của bạn hoạt động tốt nhất là từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm
Tương tự như vậy, một dự án nghiên cứu mở rộng được công bố trên tạp chí khoa học Sleep và được mệnh danh là "nghiên cứu về giấc ngủ lớn nhất thế giới" đã theo dõi hơn 40.000 người trên khắp thế giớib và đi đến kết luận rằng ngủ 7-8 giờ/đêm là thời lượng ngủ lý tưởng với bất kì ai, kể cả bạn có sức khỏe thể chất và trí não đang rất tốt đi chăng nữa.
"Chúng tôi phát hiện ra rằng thời lượng ngủ tối ưu để giữ cho bộ não của bạn hoạt động tốt nhất là từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm và điều đó tương ứng với những gì các bác sĩ sẽ nói với bạn để giữ cho cơ thể của bạn ở trạng thái đỉnh cao", tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Conor Wild, giải thích.
Vậy chính xác thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn không ngủ đủ ở tuổi 60?
1. Nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn
Mặc dù có một danh sách các bệnh có thể xuất hiện ở tuổi này và nhất là khi chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nhưng chứng sa sút trí tuệ là bệnh vô cùng khó chịu. Khi tuổi tác tăng lên, để phòng tránh sa sút trí tuệ thì ngủ đủ giấc là việc cần thiết đầu tiên bạn phải làm được.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications báo cáo rằng những người trưởng thành ở độ tuổi 50 và 60 thường ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ nhiều năm sau đó cao hơn tới 30%.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Current Biology phát hiện ra rằng chất lượng giấc ngủ của con người ở độ tuổi 50-60 thực sự có thể đóng vai trò là một yếu tố dự báo về sự khởi phát và nguy cơ sa sút trí tuệ sau này. Trong nghiên cứu này, một nhóm người lớn tuổi đã được đánh giá. Kết quả cuối cùng cho thấy những người gặp các vấn đề về giấc ngủ và thường thức dậy vào ban đêm có sự tích tụ nhiều mảng bám/ protein liên quan đến bệnh Alzheimer trong não của họ.
2. Tăng cân
Cân nặng vượt quá tỉ lệ thích hợp là điều không tốt với cả người trẻ tuổi lẫn người già. Chúng ta vẫn được nghe nói rằng phải vận động hàng ngày để tránh tăng cân. Nhưng bạn có biết, khi chúng ta ngủ, có vẻ như cơ thể không vận động, nhưng thực chất ngủ đủ giấc lại có thể góp phần giúp mục tiêu giảm cân của bạn thành công.
Một nghiên cứu được công bố trên PLOS ONE đã kiểm tra hơn 1.600 người trưởng thành ở nhiều độ tuổi khác nhau (19-65) và kết luận rằng người ngủ ít hơn có liên quan đến nguy cơ tăng cân cao hơn. Ví dụ, những người báo cáo chỉ ngủ 6 giờ/đêm có vòng eo lớn hơn 2,5cm so với những người ngủ khoảng 9 giờ/đêm.
Mặc dù công trình này tập trung vào người lớn ở mọi lứa tuổi, nhưng có nhiều tài liệu cho thấy rằng càng về già càng khó giảm cân hơn rất nhiều, mà người già tăng cân thì càng kéo theo nhiều nguy cơ sức khỏe. Người lớn tuổi chú ý đến chỉ số BMI và kích thước vòng eo của mình nên càng cần ưu tiên giấc ngủ.
3. Nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch
Thiếu ngủ liên tục cũng có thể khiến người lớn tuổi có nguy cơ mắc nhiều bệnh tim khác nhau bao gồm đau tim, đột quỵ và bệnh tim mạch. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Phòng ngừa Châu Âu đã phân tích tập dữ liệu của hơn 100.000 người trước khi kết luận các triệu chứng mất ngủ phổ biến khác nhau có liên quan đến việc tăng tỷ lệ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Tác giả nghiên cứu đầu tiên Qiao He từ Đại học Y Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng khó bắt đầu giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc giấc ngủ không phục hồi có liên quan đến nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và đột quỵ cao hơn lần lượt là 27%, 11% và 18%".
Một nghiên cứu khác do Trường Y Harvard tổng hợp và được xuất bản trên Tạp chí của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ đã theo dõi gần 2.000 người trung niên trở lên (từ 45-84 tuổi) trong vòng 5 năm cũng chắc chắn một điều rằng những người trưởng thành có lịch trình ngủ không phù hợp được phát hiện có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi trong khoảng thời gian 5 năm đó.
Huyết áp cao là vấn đề rất phổ biến ở người lớn tuổi. Nếu bạn trên 60 tuổi và bị tăng huyết áp thì việc ngủ đủ giấc quan trọng hơn nhiều.
4. Trầm cảm và "rối loạn chức năng cảm xúc"
Tất cả chúng ta đều có thể cảm thấy cáu kỉnh hơn một chút khi thiếu ngủ, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm xúc. Một báo cáo được công bố trên tạp chí International Psychogeriatrics đã kiểm tra một nhóm người lớn tuổi (từ 55-80 tuổi) mắc chứng khó ngủ cũng như cảm giác trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình thử nghiệm kéo dài 10 tuần, những người có thể giảm bớt các triệu chứng mất ngủ cũng ít bị trầm cảm hơn.
Một nghiên cứu bổ sung được công bố trên JMIR Mental Health đã theo dõi tâm trạng và giấc ngủ hàng ngày của 208 người trưởng thành trong 6 tuần. Chất lượng giấc ngủ thể hiện ảnh hưởng lớn đến tâm trạng ngày hôm sau, kể cả với những người vốn có sức khỏe tâm thần tốt.
Về lý do tại sao giấc ngủ lại không thể thiếu đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep đã phát hiện ra rằng những người được chẩn đoán mắc chứng mất ngủ có hạch hạnh nhân - hạch có nhiệm vụ điều chỉnh cảm xúc - hoạt động mạnh hơn nhiều. Nói cách khác, điều này cho thấy thiếu ngủ có thể khiến chúng ta khó kiểm soát cảm xúc của mình hơn.
Tiến sĩ Peter Franzen, trợ lý giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa Pittsburgh, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích: "Mất ngủ luôn được xác định là một yếu tố nguy cơ gây trầm cảm. Những thay đổi trong mạch não cơ bản điều chỉnh cảm xúc có thể liên quan đến con đường dẫn đến trầm cảm, và những kết quả này cho thấy vai trò cơ học của rối loạn giấc ngủ trong sự phát triển của các rối loạn tâm thần".
Pháp luật và bạn đọc
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"