Sau 65 tuổi, sống thọ hay không dựa vào 4 chữ
Tuổi thọ dài hay ngắn có thể biểu hiện qua trạng thái cơ thể. Lắng nghe cơ thể mình là 1 cách để thấy được bạn có khỏe mạnh, thọ lâu hay không.
- 17-05-2023Người hay tập thể dục thể thao với người lười vận động ai sống thọ hơn? Điều tra gần 40.000 người thu về kết quả bất ngờ
- 17-05-2023Những người sống thọ thường làm 4 điều này vào buổi sáng
- 15-05-2023Khảo sát hơn 2.000 người trăm tuổi: Điểm chung của người sống thọ không phải là gen di truyền mà là 5 thói quen này
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người. Nhiều người chủ động giữ gìn sức khỏe với hy vọng sẽ kéo dài tuổi thọ nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó. Nếu như cơ thể bạn khỏe mạnh và có tuổi thọ dài, cơ thể sẽ biểu hiện 1 vài điều rõ nét.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh vào tháng 8 năm 2021 cho thấy khả năng vận động sau 65 tuổi càng kém thì nguy cơ tử vong sớm càng cao. Vì thế, 1 người sống thọ trước hết phải có khả năng vận động tốt.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng việc phát hiện sớm những thay đổi trong chức năng vận động có thể kéo dài tuổi thọ. Nếu đáp ứng được các yếu tố dưới đây nghĩa là cơ thể bạn đang khỏe mạnh, ổn định, hãy trân trọng điều đó nhé!
1. Tốc độ đi bộ
Một người có tốc độ đi bộ bình thường, ổn định là có dấu hiệu sức khỏe tốt. Khi đi bộ, cơ thể cần sự hỗ trợ của nhiều nhóm cơ, xương và hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh… nên nếu có vấn đề về sức khỏe, ta khó đi lại linh hoạt, nhanh nhẹn.
Tốc độ đi bộ của người bình thường là 0,9 m/s, nếu thấp hơn 0,6 m/s nghĩa là bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Tình trạng tốc độ đi thấp hơn mức trung bình hay xảy ra ở những người cao tuổi, từ tầm 65 tuổi trở đi. Vì vậy theo dõi tốc độ đi, dáng đi của chính mình giúp bạn nhận thấy sức khỏe cơ thể. Nếu như dáng đi khoan thai, nhanh nhẹn, tốc độ đi ổn định thì bạn không cần lo lắng về sức khỏe và tuổi thọ của mình.
Ngược lại, nếu bạn đi khập khễnh, loạng choạng, đi quá chậm, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và can thiệp y khoa nếu cảm thấy cần thiết.
2. Lực cầm nắm
Lực cầm nắm cũng phản ánh sức khỏe cũng như dự đoán tuổi thọ của 1 người, nhất là với người ở ngưỡng tuổi từ 65 trở đi. Khi chúng ta tác động lên đồ vật bằng cách vặn, kéo, nắm, nâng… đều thể hiện sức mạnh của các chi trên và ảnh hưởng đến sự cân bằng của toàn bộ cơ thể.
Vì vậy, nhiều người để ý tới lực cầm nắm cũng có thể hiểu tình trạng sức khỏe của mình. Nếu như lực tác động lên đồ vật quá nhẹ, không đủ sức để vặn, kéo… chứng tỏ bạn đang mệt mỏi, yếu ớt.
Có nhiều người khi tác động lực cầm nắm lên đồ vật còn loạng choạng, đứng không vững thậm chí là té ngã. Đây chính là biểu hiện đáng chú ý liên quan tới sức khỏe, bạn cần quan tâm và cải thiện kịp thời.
3. Khả năng đứng, ngồi
Có 1 bài kiểm tra dành cho những người cao tuổi để xác định sức khỏe của mình. Nếu như có khả năng đứng, ngồi linh hoạt, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng vượt qua bài kiểm tra này. Ngược lại, nếu không thể hoàn thành bài kiểm tra, bạn nên chú ý hơn về sức khỏe của mình.
Bạn hãy đứng thẳng người, khoanh tay trước ngực sau đó đứng lên ngồi xuống lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu người trung niên và người cao tuổi trong vòng 30 giây có thể hoàn thành 25 lần trở lên, có nghĩa là xương và cơ của chi dưới mạnh mẽ, nếu không sức khỏe của bạn đang có dấu hiệu suy giảm dần.
4. Sinh hoạt hằng ngày
Lao động cường độ thấp có thể phản ánh khả năng tự chăm sóc bản thân cũng như sức khỏe của người cao tuổi. Nếu bạn đang ở độ tuổi 65 trở lên mà đã xuất hiện khó khăn khi mặc quần áo, đi chợ, nấu cơm, vệ sinh cá nhân… thì cần tìm các biện pháp tăng cường sức khỏe của mình. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang yếu dần đi và cảnh báo tuổi thọ không được như kỳ vọng.
Nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng vận động ở người cao tuổi không chỉ do lão hóa sinh lý tự nhiên mà còn liên quan đến các bệnh mãn tính, lối sống không lành mạnh, các tình huống bất ngờ như nhập viện, ngã… Ở tuổi từ 65 trở đi, bạn nên chú ý đến lối sống để giữ gìn, tăng cường sức khỏe. Có 1 cơ thể khỏe mạnh chính là mấu chốt giúp bạn sống vui và sống thọ hơn.
Theo Aboluowang
Tổ Quốc