Trên 50 tuổi, người thông tuệ sẽ quen được ‘3 loại đắng’, cơ thể tự nhiên khỏe mạnh trông thấy, tuổi thọ gia tăng đáng kể
Đây chính là những yếu tố quan trọng hàng đầu để dù đi qua tuổi 50, cơ thể vẫn khỏe mạnh dồi dào, tuổi thọ gia tăng đáng kể.
- 22-10-2021Con rể mới của Bill Gates: Sinh ra trong gia đình triệu phú, là vận động viên Olympic, thông thạo 3 thứ tiếng
- 20-10-2021Có 4 “giai đoạn chuyển tiếp tâm lý” quan trọng trong cuộc đời đàn ông, bạn đã trải qua đến đâu?
- 20-10-2021Tự uống thuốc tại nhà: 5 lưu ý người cao tuổi cần nhớ khi dùng thuốc, nếu không muốn tác dụng chưa thấy đâu mà gan, thận, dạ dày đã rơi vào nguy hại
Một cuộc sống hạnh phúc không phụ thuộc vào của cải vật chất. Điều quan trọng là bạn có thể đảm bảo lối sống lành mạnh và chất lượng cao hay không. Đặc biệt, nhu cầu được viên mãn, hạnh phúc càng trở nên thiết thực khi bạn đi qua ngưỡng cửa 50 tuổi.
Những người thông tuệ, muốn đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần đều khỏe mạnh trông thấy, họ sẽ quen với “3 loại đắng” sau đây.
1. Quen với đắng cay khi ăn uống
Đắng cay khi ăn uống ở đây không phải vị đắng, vị cay trong mỗi món ăn. Thay vào đó, người cao tuổi sẽ phải đối mặt với nỗi đắng cay từ trong tinh thần khi không còn cảm thấy thèm ăn, ngon miệng nữa.
Khi cơ thể ngày một lớn tuổi hơn, vị giác sẽ trở nên kém nhạy cảm. Người cao tuổi luôn dễ cảm thấy nhạt mồm nhạt miệng, chán ăn. Do đó, họ thường có xu hướng yêu thích các món ăn đậm vị hơn. Khi nấu ăn, ông bà hay cha mẹ cũng thường cho thêm dầu, nhiều muối, nhiều thịt hơn.
Thói quen này chắc chắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ không tốt cho sức khỏe như tăng lipid máu, tăng huyết áp, có nguy cơ béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Vì vậy, sau tuổi 50, người thông tuệ cần quen với cảm giác đắng cay này. Hãy luôn duy trì chế độ ăn uống thanh đạm để bảo vệ sức khỏe thể chất của bản thân.
Nên ăn nhiều các loại rau vì chất xơ giống như một cái chổi, quét hết các chất thừa tích lũy trong cơ thể ra ngoài theo đường tiêu hóa. Rau tươi sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Các loại quả chín cũng cung cấp các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng. Bổ sung đầy đủ sẽ giúp cơ thể giảm tình trạng loãng xương, thiếu hụt vi chất, giúp nền tảng sức khỏe cải thiện trông thấy.
2. Quen với đắng cay khi vận động
Sinh mệnh luôn gắn liền với vận động. Người có ý thức rèn luyện sẽ sở hữu nền tảng thể chất hoàn toàn khác biệt so với người lười vận động.
Tuy nhiên, rào cản đến từ tuổi tác, lão hóa sẽ khiến xương, khớp của tứ chi ngày càng yếu ớt. Cơ thể cũng dễ mệt mỏi hơn trong quá trình tập luyện. Đây chính là cảm giác đắng cay thứ hai mà một người lớn tuổi sẽ phải học cách làm quen.
Dù vậy, ông bà, cha mẹ vẫn cần duy trì một chế độ vận động hợp lý để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn khi về già. Xương khớp trong người cũng giống như máy móc, trở nên rỉ sét nếu lâu ngày không được sử dụng.
Để đạt hiệu quả tập luyện, người lớn tuổi cần có thói quen tập thường xuyên, đều đặn vào buổi sáng hoặc buổi tối. Ảnh: Worldhealth
Lưu ý rằng, thời gian mỗi lần tập không nên vượt quá 30 phút và các bài tập không có cường độ quá mạnh để tránh gây áp lực lên hệ thống xương khớp, gây đau mỏi hoặc chấn thương.
3. Quen với đắng cay khi vận động trí óc
Sau 50 tuổi, nhiều người bắt đầu cảm nhận sự giảm sút rõ rệt của trí nhớ, thị lực hay thính lực. Đó là lúc mà bộ não và hệ thống thần kinh bắt đầu lão hóa, hoạt động kém hiệu quả. Cuộc sống thường ngày cũng có nhiều thay đổi. Việc đọc sách, báo, xem tivi rất đơn giản cũng có thể trở nên khó khăn hơn.
Theo thời gian, sức ì của não bộ sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào não. Đó là nguyên nhân khiến số người già mắc các bệnh về thần kinh ngày càng nhiều.
Theo Giáo sư Konstantinos Arfanakis tại Trung tâm Y khoa thuộc trường Đại học tổng hợp Rush, bang Chicago - Mỹ: Người lớn tuổi thường xuyên tham gia các hoạt động trí óc như đọc báo, viết thư, chơi bài hay các trò chơi khác... thường duy trì sự minh mẫn tốt hơn.
Người lớn tuổi vẫn phải tích cực vận dụng trí não để suy nghĩ và làm việc. Ảnh: Medium
Vì vậy, ngay cả khi quá trình này ngày một khó khăn, ông bà và cha mẹ vẫn phải tích cực vận dụng trí não để suy nghĩ và làm việc. Điều này không chỉ giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn góp phần duy trì sức khỏe của não bộ.
Có thể thấy, để ngăn chặn những tác nhân xấu, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống lành mạnh của người lớn tuổi cần có 3 nhân tố sau: Một đời sống tinh thần lành mạnh, không stress; một phương pháp luyện tập khoa học; kết hợp với một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Đây sẽ là những yếu tố sẽ đóng vai trò quan trọng hàng đầu để dù đi qua tuổi 50, cơ thể vẫn khỏe mạnh dồi dào, tuổi thọ gia tăng đáng kể.
*Theo NetEase
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"