Cứ 5 người trên thế giới lại có 1 người mất ngủ vì Covid-19: Đây là những việc cần làm nếu muốn yên giấc buổi đêm
Dịch Covid-19 không chỉ làm gián đoạn cuộc sống khi chúng ta đang thức, mà nó còn quấy rầy giấc ngủ hàng đêm của chúng ta.
- 06-04-2020Cách khởi động buổi sáng giữa những ngày cách ly có thể thay đổi tương lai: Ngủ nướng rồi bắt đầu ngày mới với sự lo lắng, vô định thì đương nhiên thất bại!
- 05-04-2020Không chỉ đơn giản là ngủ sớm dậy sớm: Nếu thực sự muốn sống kỷ luật, bạn còn cần luyện thành thục ba thói quen
- 04-04-20209 việc không làm trước lúc đi ngủ, sau khi ăn cơm và ngay khi thức giấc: Thực hiện tốt thì sống lâu trăm tuổi!
Theo cuộc khảo sát gồm 1.000 người trên trang SleepHelp.org, cứ 5 người lại có 1 người bị giảm chất lượng giấc ngủ kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Chưa kể, Google cũng cho biết, tần suất tìm kiếm từ khóa “mất ngủ” đã đạt mức tăng kỷ lục vào tuần trước.
Trước khi đại dịch diễn ra, rất nhiều đã không ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày. “Giờ đây, với tình trạng làm việc tại nhà, trẻ em không tới trường và mức độ stress gia tăng, việc đi ngủ của chúng ta đã bị đảo lộn hoàn toàn”, Bill Fish - một huấn luyện viên có chứng chỉ về khoa học giấc ngủ tại SleepFoundation.org - cho biết.
Từ lâu, thiếu ngủ đã được chứng minh là có liên quan tới việc gia tăng stress, gây suy yếu hệ miễn dịch, cũng như khiến cho con người dễ ốm hơn - điều mà chúng ta phải tuyệt đối tránh lúc này.
Tuy nhiên, theo khảo sát trên SleepHelp.org, 14% số người tham gia cho biết nỗi sợ bị nhiễm Covid-19 khiến họ thao thức mỗi đêm. Có tới 1/3 tin rằng những tin tức hàng ngày về bệnh tật và khủng hoảng kinh tế khiến họ không thể yên giấc.
Giấc ngủ không phải là thứ duy nhất bị ảnh hưởng. Cứ 10 người lại có 1 người tham gia khảo sát nói rằng họ ít gần gũi với bạn đời dạo gần đây. 5% đã bắt đầu ngủ riêng và 2% không cho con cái ngủ cùng mình nữa.
"Đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều vấn đề liên quan tới rối loạn lo âu, trong đó có cả mất ngủ", Logan Foley - biên tập viên quản lý trang SleepHelp.org - nói. "Đây có thể là hậu quả từ các hành vi như làm việc trên giường, bị kẹt trong nhà với vợ/chồng mình quá lâu, không thức dậy đều đặn cùng một giờ."
Hơn thế nữa, việc phải ở nhà quá lâu có khiến cho con người sinh ra những giấc mơ căng thẳng hoặc quái dị. “Cuộc sống của rất nhiều người đã bị đảo lộn bởi Covid-19 và bất kỳ loại stress nào cũng sẽ khiến họ nằm mơ”, Mark Blagrove - chuyên gia hàng đầu về giấc ngủ và giấc mơ tại ĐH Swansea (Anh) nói với hãng AP.
Theo ông, những người không hay nằm mơ nay lại thấy mình mơ nhiều hơn. Đó là bởi vì “trong cuộc sống càng có nhiều biến động thì con người càng mơ nhiều hơn”.
“Sẽ có rất nhiều người có những giấc mơ đầy cảm xúc”, ông bổ sung.
Bác sĩ Sanam Hafeez - nhà tâm lý học thần kinh tại New York - cũng đồng tình với ý kiến này. “Sự thật là mỗi ngày chúng ta đang sống chẳng khác nào một bộ phim khoa học viễn tưởng”, bà nói. Bác sĩ Hafeez cảnh báo, những cơ chế đối phó như uống rượu, thay đổi lịch ngủ, uống thuốc ngừa rối loạn lo âu hay bất cứ loại thuốc ngủ nào cũng có thể khiến bạn có những giấc mơ kỳ lạ.
“Thông thường, bộ não khi tỉnh táo sẽ không cho phép chúng ta ‘tới’ những nơi khó chịu, ngoài sức chịu đựng của cảm xúc”, bà bổ sung. “Khi nằm mơ, tiềm thức của chúng ta mở ra và cho phép não bộ được phép ‘tiếp cận’ thoải mái những khu vực đó. Giấc mơ ‘lạ’ chính là kết quả tượng trưng cho những gì mà chúng ta đã nghĩ trong đầu.”
Nếu bạn cảm thấy mình không thể ngủ yên giấc gần đây, Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Mỹ có liệt kê một số mẹo để cải thiện tình trạng này.
Đi ngủ và thức giấc vào những giờ cố định
Kể cả khi bạn không phải đến cơ quan, hãy đặt báo thức và dậy vào một giờ nhất định. Thói quen này sẽ giúp bạn điều tiết đồng hồ sinh học trong cơ thể, nhờ vậy bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ vào một giờ cố định.
“Trong tình cảnh mọi công việc đều phải dừng lại vì Covid-19, thói quen này sẽ giúp bạn duy trì giờ giấc và sự tỉnh táo trong thời điểm khó khăn này”, Foley cho biết.
Thực hiện một thói quen thư giãn trước giờ đi ngủ
Muốn đưa cơ thể vào giấc ngủ, bạn phải tập cho nó quen với những tín hiệu cho biết giờ ngủ đã đến. Bạn có thể giảm mức sáng của đèn, bật nhạc thư giãn, đọc sách hoặc viết nhật ký. Tuyệt đối không nên xem phim, lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Theo Foley, tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng rất hiệu quả.
Không nhìn vào màn hình 1 tiếng trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính bảng, laptop và TV có thể làm đảo lộn nhịp học trong cơ thể, khiến bạn càng khó ngủ hơn. Những nội dung mà bạn xem trước khi đi ngủ có thể khiến bạn trở nên tỉnh táo hơn, thay vì chìm vào giấc ngủ.
Không chợp mắt, đặc biệt là vào buổi chiều
Chợp mắt có thể giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày, nhưng nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó ngủ vào buổi tối, hãy từ bỏ thói quen này. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mệt mỏi hơn, dễ chìm vào giấc ngủ khi tới giờ.
Tập thể dục mỗi ngày
Bạn nên vận động một chút vào ban ngày để vừa giúp máu lưu thông, vừa hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Khiến phòng ngủ trở nên ấm áp
Để dễ ngủ hơn, bạn nên đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng ngủ nên ở khoảng 16-20 độ C. Hãy xem xét về việc mua rèm tối màu về treo để ngăn ánh sáng đèn đường lọt vào, đeo mặt nạ bịt mắt hoặc cắm tai nghe để ngăn âm thanh và ánh sáng quấy rầy bạn. Bạn cũng có thể dùng các ứng dụng tạo âm thanh trắng trên điện thoại để đưa cơ thể nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ.
Tránh uống cà phê, rượu bia, thuốc lá và ăn nhiều vào bữa tối
Nicotine có trong thuốc lá và caffeine có trong cà phê có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Việc ăn quá nhiều hoặc ăn cay cũng có thể buộc hệ tiêu hóa phải làm việc hết công suất, khiến cho bạn rơi vào tình trạng mất ngủ.
Nếu không thể ngủ, hãy sang một phòng khác và làm gì đó cho tới khi cơ thể mệt mỏi
Nằm trằn trọc cả tối vì chuyện không ngủ được sẽ càng khiến cho bạn tỉnh táo thêm. Khi đã cố gắng mà không thể ngủ, hãy thử sang một phòng khác ngồi đọc sách hoặc uống trà hoa cúc nóng. Lúc này, bạn tuyệt đối không nên bật TV hay cầm điện thoại.
(Theo MarketWatch)
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19