Tập thể dục rất tốt, nhưng đây là những người nên ‘ở nhà cho khoẻ’, nếu ‘cố đấm ăn xôi’ dễ bị tử thần điểm danh sớm!
Người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, có tiền sử về hô hấp thì không nên tập thể dục quá sức.
- 10-02-2022Tập thể dục là khoẻ mạnh nhưng tập vào giờ này mùa đông còn rước hoạ vào thân
- 08-02-2022Không phải tập thể dục, 1 cuộc khảo sát hàng nghìn người sống thọ đã chỉ ra: Đây mới là 2 điểm chung thường thấy nhất
- 06-02-2022Tập thể dục đặc biệt có lợi cho sức khỏe nhưng đi tập vào thời điểm này dễ hít phải bụi mịn, khí độc, sức khỏe bị đe dọa
Tập thể dục là phương pháp rèn luyện cơ thể vừa hiệu quả lại không tốn kém. Thông thường, mọi người đều mặc định chỉ cần vận động hoặc càng tập thật nhiều thì sức khoẻ sẽ càng được nâng cao.
Song, theo các chuyên gia, có một số nhóm người nhất định không nên phải vận động mạnh để không phản tác dụng, gây hại cho sức khoẻ. Thậm chí, là đột quỵ dẫn đến tử vong. Do đó, nếu thuộc những đối tượng dưới đây thì tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để có những bài tập thật sự phù hợp.
Những người không nên tập thể dục nặng
1. Người bị đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể dục không phù hợp với thể trạng cơ thể sẽ tăng khả năng gặp biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương gân, xương và khớp; đau tức ngực do gắng sức; huyết áp quá cao hay quá thấp; tăng hoặc hạ đường huyết quá mức; làm nặng hơn tổn thương đáy mắt, xuất huyết võng mạc; làm tăng tiểu đạm; loét chân...
Do đó, trong lúc tập nếu xuất hiện các dấu hiệu của hạ đường huyết như tim đập nhanh, choáng, chóng mặt, đau đầu, run rẩy, đổ mồ hôi và cảm thấy đói… cần nhanh chóng ngừng tập luyện và bổ sung năng lượng. Ăn 1 viên kẹo, viên glucose hoặc uống một ít nước hoa quả là cách nhanh nhất để cơ thể hồi phục trở lại.
Những người có bệnh lý trong người không nên tập thể dục quá sức. Ảnh minh hoạ
2. Người bị bệnh về hô hấp, tim mạch
Những người có tiền sử bệnh tim, bệnh thận, viêm khớp, huyết áp cao và nhất là bệnh nhân đang điều trị ung thư thì tuyệt đối không tự tập theo các bài tập thể dục trên internet. Thậm chí là các vận động nhẹ nhàng ngoài trời như đi bộ, đi xe đạp...Bởi nếu hoạt động thể chất quá sức, cường độ mạnh sẽ làm nhịp tim lên quá cao, dễ bị đau đầu, choáng vàng, buồn nôn, mắt mờ một bên và đột quỵ.
3. Người đang bị sốt
Theo tiến sĩ Stephen Rice (Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ), khi bị sốt chứng tỏ hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống chọi với nhiễm trùng và như vậy bạn không nên cố gắng tập thể dục để khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Nếu vẫn cố tập thể dục hãy cảnh giác với tình trạng sốt trầm trọng hơn và nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Đồng thời, tập luyện vào lúc này cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao vì vậy tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi khi đang sốt.
4. Người thường xuyên cảm thấy khó chịu sau khi tập
Nếu sau khi tập, bạn luôn xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tim, phổi thì nên đi thăm khám để được bác sỹ tư vấn như: Đau, khó chịu ở ngực, cổ, hàm, cánh tay; bị chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu; khó thở; sưng mắt cá chân, đặt biệt vào ban đêm; nhịp tim nhanh hoặc rõ rệt; đau chân dưới khi đi bộ...
Vận động quá sức có hại thế nào?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, việc tập luyện những môn thể thao đòi hỏi sức bền thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng "ngộ độc tim" – những thay đổi vĩnh viễn ở cấu trúc cơ tim. Những thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường (arrhythmia) và gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim. Theo nghiên cứu được công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu đã cho thấy việc lạm dụng, tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường.
Khi gặp áp lực về mặt thể chất, hormone Cortisol sẽ được tiết ra tại tuyến thượng thận. Hormone này kích thích sự sản sinh glucose mới (gluconeogenesis) tại gan, đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn. Về nguyên tắc, đây là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã chứng minh những bất lợi mà cortisol mang lại thậm chí còn vượt quá lợi ích của nó.
Hormone Cortisol có thể khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Ảnh minh hoạ
Sự can thiệp của cortisol đến sức khỏe xương khớp, người vận động quá sức có thể phải đối mặt với nguy cơ đau ốm cao, thậm chí nguy cơ nằm liệt giường cũng cao gấp đôi so với người bình thường. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortisol, mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn. Mật độ xương giảm đi chắc chắn sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương nghiêm trọng khác như viêm khớp, loãng xương. Chắc chắn đây sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với những người tập thể thao quá sức khi về già.
Theo nghiên cứu, những người thường xuyên vận động quá sức có chỉ số sinh hóa (biochemical markers) tương đương với người mắc chứng trầm cảm mạn tính. Không chỉ tương đồng về sự biến đổi quá trình tiết trytophan và serotonin mà cả người bị trầm cảm và người tập thể dục quá mức đều có những biểu hiện về hành vi giống nhau như dễ cáu gắt, mất ngủ, động lực kém.
Nguồn: Webmd.com, Mayoclinic, Nbcnews
Doanh nghiệp và tiếp thị
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"