Sau 40 tuổi, có "4 giấc" không nên ngủ mà ai cũng phải ghi nhớ: "Lười" một chút nhưng khỏe mạnh sống lâu, nhiều người không biết vẫn "chăm" nên cơ thể hao mòn, tuổi thọ giảm sút
Sau 40 tuổi, thói quen ngủ ảnh hưởng nhiều hơn đến tuổi thọ của bạn vì vậy có những lưu ý bạn cần phải ghi nhớ để có một sức khoẻ tốt hơn và sống thọ hơn.
- 09-01-2022Ngủ dậy thấy tay xuất hiện dấu hiệu này, cảnh giác u não “hoành hành”: Cô gái trẻ 25 tuổi cảnh báo mọi người!
- 09-01-20225 bệnh tật nguy hiểm không thể lường trước có thể gây khó thở về đêm ở người trẻ
- 09-01-2022Chảy máu cam không chỉ cảnh báo mũi tổn thương mà còn liên quan đến 3 bệnh nguy hiểm này: Nhớ sơ cứu đúng cách để tránh biến chứng, hóa ra trước giờ chúng ta vẫn làm sai
Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Đây cũng là thời điểm để các cơ quan có thể sửa chữa các chức năng, loại bỏ mệt mỏi, tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Giấc ngủ kém có tác động tiêu cực đến hormone, hiệu suất luyện tập và chức năng của não. Vì vậy, giấc ngủ tốt cũng quan trọng như tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh.
Khoảng 1/3 cuộc đời con người dành cho giấc ngủ, nhưng không phải giấc ngủ nào cũng hợp lý, thậm chí một số giấc ngủ còn có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Bác sĩ nhắc nhở: Ngủ 4 giấc này thường xuyên sẽ có hại cho sức khỏe
1. Đi ngủ ngay sau bữa ăn
Nhiều người sau khi ăn xong thường hay buồn ngủ và quay lại giường. Tuy nhiên, hành vi này có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Sau khi ăn xong, dạ dày sẽ diễn ra quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, quá trình này cần nhu động ruột để tiết ra nhiều dịch tiêu hóa và men tiêu hóa. Ngủ ngay sau bữa ăn dễ gây ức chế nhu động ruột, ảnh hưởng đến tiêu hóa và khiến lượng máu cung cấp cho não không đủ. Sau khi ngủ dậy có thể cảm thấy chóng mặt.
Đi ngủ ngay sau khi ăn cũng dễ dẫn đến tăng cân. Về lâu dài, nó còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
2. Ngủ nhiều vào ban ngày và thức khuya
Nhiều người thích ngủ nướng vào ban ngày để ban đêm có thể tỉnh táo làm việc, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Việc cơ thể không được nghỉ ngơi cho đến ngày hôm sau sẽ khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, dẫn đến rối loạn nội tiết và giảm chức năng miễn dịch, không tốt. Điều này rất có hại cho sức khỏe.
3. Ngủ với cơn giận dữ
Tức giận gây căng thẳng khiến bạn sẽ khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, về lâu dài có thể gây ra mất ngủ mãn tính.
Thường xuyên tức giận có thể làm đảo ngược dòng khí và máu trong cơ thể, gây tổn thương gan. Ngoài ra, tức giận trước khi ngủ cũng kích thích gia tăng hoạt động tim. Điều này đặc biệt nguy hiển đối với những người cao tuổi hoặc người có tiền sử bệnh tim mạch.
4. Ngủ quá lâu hoặc quá ngắn
Ngủ quá ít hoặc quá lâu đều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chẳng hạn, nếu thời gian ngủ quá ngắn sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau. Hơn nữa, thiếu ngủ lâu dài dễ sinh ra nhiều loại bệnh khác nhau gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Vậy, ngủ lâu mới tốt cho sức khỏe?
Tất nhiên là không, giấc ngủ kéo dài không chỉ khiến chúng ta kém tỉnh táo, giảm năng lượng mà còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như đau đầu, trầm cảm, tăng nguy cơ gây bệnh béo phì, bệnh tim.
Vì vậy, ngủ quá ít hay quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ nên ngủ trong 7-8 tiếng, đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi được đánh giá là tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn muốn duy trì chất lượng giấc ngủ tốt, hãy thực hiện 3 điều này mỗi ngày
1. Tập thể dục vừa phải
Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ vừa giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên tập quá sát giờ đi ngủ, thời gian tập tốt nhất là trước giờ đi ngủ khoảng hai tiếng.
Bên cạnh đó, không tập quá sức với cường độ cao để, hạn chế các môn cần vận động quá mạnh như đi bộ, chạy,...
Ngoài việc giúp ngủ ngon, tập thể dục còn có thể giúp chúng ta nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất có lợi hơn cho sức khỏe.
2. Hãy thoải mái
Duy trì một tâm trạng tốt giúp điều chỉnh chức năng của hệ thần kinh tự chủ và hệ tim mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tâm trạng vui vẻ cũng có thể ảnh hưởng đến những thay đổi nội tiết, tăng tiết tuyến thượng thận, tăng lượng đường trong máu, đẩy nhanh quá trình hydrat hóa và chuyển hóa carbohydrate, đồng thời tăng cường sức khỏe thể chất.
3. Ngâm chân
Ngâm chân bằng nước nóng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu toàn thân, thư giãn cơ chân, giải phóng cơ thể khỏi căng thẳng, đồng thời còn có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống kinh tế
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 4 đặc điểm trên khuôn mặt: Cùng kiểm tra xem nhé!
- BS cảnh báo nếu thấy 4 dấu hiệu xuất hiện khi đang ngủ coi chừng nhồi máu não sắp xảy ra, chủ quan sẽ khiến bạn ân hận